Trên địa bàn huyện Trực Ninh (tỉnh Nam Định) có 45 di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng, trong đó có 7 di tích cấp quốc gia, tiêu biểu như: Chùa Cổ Lễ (thị trấn Cổ Lễ), Đền - Chùa Cự Trữ, Chùa Cổ Chất (xã Phương Định), địa điểm các đồn binh thời Trần (xã Trung Đông), Chùa Ninh Cường (xã Trực Cường)... Theo thời gian, nhiều di tích trên địa bàn huyện có nguy cơ xuống cấp đã được bảo tồn, tôn tạo đúng nguyên trạng, phát huy giá trị giáo dục lịch sử - văn hóa truyền thống, đáp ứng nhu cầu tâm linh của nhân dân.
Việc bảo tồn và khai thác hiệu quả giá trị văn hoá bản địa đã trở thành một xu hướng quan trọng trong việc phát triển du lịch bền vững. Với sự đa dạng về văn hóa bản địa, Yên Bái không chỉ thu hút du khách, bởi cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, mà còn là một điểm đến lý tưởng để khám phá và trải nghiệm văn hóa độc đáo của địa phương.
Sự kiện đoàn tàu chạy chuyên khu đoạn Huế - Đà Nẵng và ngược lại với tên gọi “Kết nối di sản miền Trung” được vận hành vừa qua hứa hẹn sẽ mở ra cơ hội lớn. Song, để duy trì và khẳng định được tính “kết nối di sản” thì cần nhiều yếu tố, bởi đây không phải là lần đầu tiên mô hình này được áp dụng.
Nhằm bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc ở địa bàn vùng sâu vùng xa, nơi người dân đang sở hữu những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, TP Đà Nẵng đã Ban hành đề án “Xây dựng chính sách bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Cơ tu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2022-2030”, đây là việc làm thiết thực nhằm “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch”.
Trong những tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch của Đà Nẵng không thể không nhắc đến thể thao, lĩnh vực thu hút một lượng khách đến với thành phố không chỉ để trải nghiệm, thưởng ngoạn mà còn để tham gia, đua tài, đọ sức. Nói cụ thể hơn là “Du lịch thể thao”.
Thực hiện kế hoạch đưa vào khai thác nhiều sản phẩm du lịch mới nhằm phục hồi ngành du lịch, TP Đà Nẵng đang có những bước chuẩn bị chắc chắn để đón mùa cao điểm du lịch trong năm.
Đỉnh Fansipan (Sa Pa, Lào Cai) nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn - dãy núi cao nhất trong hệ thống ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia, được ví là “nóc nhà Đông Dương”. Đỉnh núi này là lựa chọn của nhiều du khách quốc tế ưa thích bộ môn đi bộ khám phá (trekking) khi đến tham quan, khám phá Việt Nam.
Tỉnh Tuyên Quang xác định du lịch là 1 trong 3 lĩnh vực đột phá, phấn đấu trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh đều “xoay quanh” vấn đề hỗ trợ, thúc đẩy du lịch phát triển tốt nhất. Trong đó vấn đề quảng bá, kết nối du lịch với các doanh nghiệp lữ hành luôn được tỉnh, các ngành chức năng quan tâm.
2024 được kỳ vọng là năm bùng nổ của du lịch Quảng Bình khi lượng khách những tháng đầu năm tăng cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2023. Ngành Du lịch Quảng Bình đang nỗ lực làm mới các sản phẩm du lịch, mở thêm các điểm đến mới và nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm mang đến những trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.
Huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) có nhiều di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng được du khách trong nước và thế giới biết đến như Nhà tù Lao Bảo, Sân bay Tà Cơn, Cứ điểm Làng Vây... Đặc biệt, di tích xếp hạng cấp quốc gia Sân bay Tà Cơn gắn với chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh đã ghi dấu ấn trong lịch sử là thất bại thảm hại nhất của quân đội Mỹ trên chiến trường Việt Nam ở thế kỷ XX. Đây là lợi thế của huyện Hướng Hóa để khai thác, phát huy giá trị các di tích trong giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, đồng thời quảng bá hình ảnh, tiềm năng về văn hóa, du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Những tháng đầu năm 2024, du khách nội địa và du khách đến từ nhiều quốc gia tấp nập tham quan, khám phá các điểm đến du lịch Hoà Bình. Đáng chú ý, một số khu, điểm du lịch thuộc huyện Mai Châu, Đà Bắc, Lương Sơn đón lượng khách quốc tế tăng cao.
Với lợi thế đường bờ biển dài trên 15 km, có nhiều bãi tắm đẹp, du lịch biển được xác định là một trong những mũi nhọn về phát triển kinh tế của huyện Gio Linh. Thời điểm này, các địa phương và người dân trên địa bàn huyện đang tích cực chỉnh trang lại cơ sở vật chất, làm mới các bãi biển, nâng cao chất lượng dịch vụ... để thu hút và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của du khách trong mùa du lịch biển năm nay.  
Để xây dựng Kiên Giang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách, các chuyên gia, doanh nghiệp kinh doanh du lịch cho rằng Kiên Giang cần liên kết các doanh nghiệp, tạo sức mạnh tổng hợp, đồng thời duy trì tổ chức lễ hội tầm cỡ mang bản sắc văn hóa bản địa để thu hút du khách.
Trong tháng 4, tại Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động với chủ đề "Sắc màu văn hóa các dân tộc Việt Nam" nhằm hưởng ứng, tôn vinh Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4).