Với 13 dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn, huyện miền núi Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh chứa đựng một nét riêng, độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc. Để bảo tồn, gìn giữ và phát huy mạnh mẽ giá trị các di sản văn hóa truyền thống, những năm qua, huyện Tiên Yên đã có nhiều giải pháp, quan tâm đầu tư thỏa đáng, từng bước nâng cao hiệu quả các thiết chế văn hóa trong đời sống xã hội.
Những năm gần đây, Hà Giang được công nhận như một điểm đến không thể bỏ qua trên bản đồ du lịch Việt Nam. Có được sức hút lớn đó, các di sản thiên nhiên đóng vai trò quan trọng trong phát triển du lịch, bởi nó mang đến sự độc đáo và đẹp mắt cho du khách khi đến tham quan. Cảnh quan hùng vĩ, hoang sơ, thiên nhiên tươi đẹp cùng khí hậu trong lành là “thỏi nam châm” hút du khách đến với Hà Giang. Vì vậy, việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên là một yếu tố quan trọng để thu hút du khách và phát triển ngành Du lịch bền vững.
Những năm qua, cùng với phục hồi các thị trường khách quốc tế truyền thống như Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Nhật, Mỹ, châu Âu…, du lịch Việt Nam nói chung, Quảng Ninh nói riêng chú trọng phát triển, mở rộng thị trường du lịch sang các quốc gia tiềm năng chưa khai thác nhiều như Ấn Độ, các nước hồi giáo… Với hơn 1,4 tỷ dân, nhu cầu đi du lịch nước ngoài tăng mạnh, Ấn Độ đang trở thành thị trường mục tiêu mà ngành du lịch hướng đến.
Với mục tiêu bảo tồn và phát huy các giá trị đặc trưng của hệ thống nhà vườn, nhà rường trên địa bàn, UBND TP. Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) tiếp tục triển khai và đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án Chính sách hỗ trợ, bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn đặc trưng và nhà rường cổ Bao Vinh.
Được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 79 năm Ngày Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 02/9; Lễ hội mùa thu Sa Pa năm 2024 sẽ diễn ra nhiều hoạt động hấp dẫn nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị tài nguyên du lịch, sản phẩm du lịch đặc sắc của Sa Pa (Lào Cai), thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế; đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ sự liên kết, hợp tác trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, phát triển du lịch giữa Sa Pa với các địa phương trong, ngoài tỉnh.
Tại Bình Định, có 4 con sông lớn gồm sông Kôn, Lại Giang, La Tinh và Hà Thanh cùng các sông nhỏ như Châu Trúc, Tam Quan... Mặc dù có nhiều tiềm năng về đường sông, nhưng vì điều kiện tự nhiên nên tỉnh Bình Định vẫn chưa khai thác và phát triển hiệu quả sản phẩm du lịch đường sông.
Để thu hút khách du lịch ưa thể thao rèn luyện sức khỏe, Bà Rịa-Vũng Tàu đang tích cực tổ chức nhiều sự kiện thể thao làm phong phú thêm sản phẩm du lịch.
Tăng trưởng du lịch là điểm sáng trong bức tranh kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La những năm qua, đóng góp tích cực cho việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng của tỉnh. 
Với nhiều chính sách nới lỏng về thị thực cùng lợi thế về các điểm đến đa dạng, tiềm năng phát triển của du lịch Việt Nam còn rất lớn.
Lai Châu là tỉnh miền núi, giao thông khó khăn, tuy nhiên tỉnh đã thường xuyên quan tâm, huy động nguồn lực để phát triển văn hóa. Từ đó, thiết thực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp các dân tộc gắn với phát triển du lịch, hình thành nếp sống văn minh, giàu bản sắc nơi ven trời Tây Bắc.
Nhắc đến du lịch Ninh Bình là nhắc đến các danh lam thắng cảnh như khu du lịch sinh thái Tràng An, khu du lịchTam Cốc - Bích Động, rừng quốc gia Cúc Phương, đầm Vân Long… Bên cạnh đó không thể không kể đến hang động khô lớn nhất và đẹp nhất của Ninh Bình, đó là động Vân Trình. Nơi đây như mê cung huyền ảo giữa vùng non nước Ninh Bình với nhiều điều thú vị đang chờ đợi du khách đến tìm hiểu và khám phá.
Không chỉ là trung tâm kinh tế của cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh còn là trung tâm về văn hóa với nhiều lễ hội, sự kiện sôi nổi được tổ chức hằng năm. Nhiều lễ hội truyền thống được duy trì với quy mô, chất lượng ngày càng nâng lên.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của phát triển du lịch với kinh tế - xã hội, thời gian qua, Sở Du lịch Hà Nội đã tập trung tham mưu với Thành phố và chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch nỗ lực thực hiện các chỉ tiêu phát triển du lịch thành phố Hà Nội nhằm từng bước phục hồi, phát triển ngành Du lịch, góp phần chung vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.
Trong quy hoạch hệ thống du lịch quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Đông Nam Bộ (ĐNB) là một trong 6 vùng phát triển du lịch của quốc gia.
Hải Hậu (Nam Định) là vùng đất nổi tiếng với nhiều loại hình điền dã như du lịch tín ngưỡng tâm linh (thăm các công trình kiến trúc tôn giáo đặc sắc), làng nghề truyền thống và những di tích như Nhà thờ đổ ở xã Hải Lý (Khu chứng tích biến đổi khí hậu xã Hải Lý), cầu Ngói Hải Anh, làng nghề kèn đồng xã Hải Minh… Những năm gần đây, với mong muốn đưa du lịch trở thành ngành kinh tế “mũi nhọn”, huyện Hải Hậu đã và đang tập trung phát triển du lịch theo hướng xanh, bền vững, có trách nhiệm với môi trường và xã hội.