Du
lịch bằng trực thăng được đánh giá sẽ góp phần làm cho thị trường du
lịch Việt Nam đa dạng và phong phú hơn, có thêm những lựa chọn thú vị.
Tuy nhiên, đây là một dịch vụ mà không phải tất cả những “người khai
thác bay” đều đã có đủ năng lực, điều kiện cần thiết để vượt qua và được
cấp phép bay.
Theo Đại tá Trần Xuân
Dinh, Giám đốc Công ty Bay dịch vụ miền Bắc, trên thế giới, các tour du
lịch, ngắm cảnh bằng máy bay trực thăng không còn xa lạ. Chẳng hạn,
Campuchia đã triển khai dịch vụ này tại các thắng cảnh nổi tiếng như
Angkor Wat, Angkor Thom…
Chi phí bỏ ra để sử dụng dịch vụ du lịch bằng trực thăng khá tốn kém, với giá thuê từ 3.800 - 7.500 USD/giờ tùy loại máy bay.
Còn
tại Việt Nam, trong nhiều năm qua, Công ty bay dịch vụ miền Bắc đã cung
cấp hàng trăm chuyến bay trực thăng phục vụ nhu cầu du lịch, tham quan
cho du khách trong nước và quốc tế (có năm đạt đến trên 200 giờ bay phục
vụ du lịch như năm 2008).
Đây là một dịch vụ góp phần làm cho thị trường du lịch Việt Nam đa dạng và phong phú hơn, có thêm những lựa chọn thú vị.
Tuy nhiên,chi phí bỏ ra để sử dụng dịch vụ này là khá tốn kém, vớigiá thuê 3.800 - 7.500 USD/giờ tùy loại máy bay.
Thực
tế, nhiều công ty khi tham gia cung cấp dịch vụ du lịch bằng trực thăng
đã không thành công và phải rút lui. Theo ông nguyên nhân vì đâu?
Trước
đây, có một số tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khai thác, cung cấp
dịch vụ bay trực thăng. Nhưng trong quá trình hoạt động, họ gặp những
thách thức về năng lực quản lý, điều hành khai thác bay và không vượt
qua được nên buộc phải rút lui.
Trong
số đó, phải kể đến một Việt kiều Pháp về mở công ty cung cấp dịch vụ
Air Taxi (vào những năm 1990), rồi gặp sự cố trong khai thác bay, không
thể tiếp tục hoạt động được. Ngoài ra, còn những tên tuổi lớn khác như:
Heli Union (Pháp), PHI, Inc (Mỹ) và Daewoo (Hàn Quốc). Họ từng tham gia
vào lĩnh vực này (những năm 1980 và 1990) dưới các hình thức như liên
doanh, liên kết nhưng đều không thành công tại Việt Nam do chưa đáp ứng
đúng yêu cầu của thị trường.
Về
chuyện rào cản cấp phép, cần nhìn nhận từ góc độ quản lý nhà nước trong
nhiều lĩnh vực liên quan, chẳng hạn như: An ninh quốc phòng; bảo đảm an
toàn cho con người, tài sản; những tác động đến tài nguyên môi trường
thiên nhiên trong toàn bộ quá trình hoạt động khai thác bay… và phải đáp
ứng những tiêu chuẩn qui định của Tổ chức Hàng không dân dụng Quốc tế
(ICAO) mà Việt Nam là một thành viên.
Có
thể nói đây là vấn đề không đơn giản và không phải tất cả những “người
khai thác bay” đều đã có đủ năng lực, điều kiện cần thiết để vượt qua và
được cấp phép bay.
Bên
cạnh đó, cơ sở vật chất trong hoạt động khai thác bay luôn luôn là một
thách thức lớn, nhất là về hệ thống khu khai thác bay, hệ thống nhà
xưởng, trang thiết bị phục vụ bảo dưỡng kỹ thuật… đòi hỏi phải đầu tư
đồng bộ, thường xuyên nâng cấp để bảo đảm tiêu chuẩn phục vụ.
Ngoài
ra, trong tổ chức khai thác bay còn phải sử dụng các dịch vụ bảo đảm
khác mà chi phí bỏ ra không hề nhỏ. Vì vậy, doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực này phải có nguồn tài chính bảo đảm khá lớn.
Ông có nhận xét gì về tương lai của dịch vụ này tại Việt Nam?
Theo
tôi, thị trường du lịch Việt Nam trong tương lai sẽ rất năng động và
dịch vụ du lịch bằng trực thăng cũng sẽ phát triển mạnh mẽ.
Nếu
phát triển tốt được dịch vụ du lịch trực thăng sẽ phát huy tối đa thế
mạnh ở mỗi khu vực, góp phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế ở mỗi
vùng miền và trên phạm vi cả nước.
Xin cảm ơn ông!