Đây là dịch vụ giúp cho người dân và du khách có phương tiện đi lại tiện ích, gọn nhẹ, thân thiện với môi trường khi di chuyển đến những nơi có khoảng cách gần.
Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế, sáng 12/10, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế – Phan Ngọc Thọ đã có chuyến khảo sát những địa điểm đậu đỗ xe đạp thích hợp cho Dự án xe đạp thông minh phục vụ du khách và người dân địa phương dự kiến sẽ được triển khai thực hiện vào thời gian tới và kiểm tra tình trạng ô nhiễm môi trường khu vực kênh Phát Lát.
Theo nhà đầu tư, dự án dịch vụ xe đạp thông minh là xu hướng du lịch mà khách phương Tây và khách nội địa đang yêu thích. Người dân và du khách chỉ cần quét mã QR code mở khóa xe và sử dụng, tích hợp GPS để theo dõi vị trí xe đạp bất cứ lúc nào, kể từ khi ứng dụng trên smartphone được kết nối. Dịch vụ giúp cho người dân và du khách có phương tiện đi lại tiện ích, gọn nhẹ, thân thiện với môi trường khi di chuyển đến những nơi có khoảng cách gần như đạp xe đi dạo ngắm cảnh dọc sông Hương hay tham quan các di tích…
"Thiếu nữ áo dài Huế trên xe đạp do John Dominis, nhiếp ảnh gia của tạp chí Life thực hiện năm 1961 - Ảnh minh họa - Nguồn: Dân trí
Cũng theo đại diện nhà đầu tư thì nếu thuận lợi, dự án sẽ được hoàn thành vào trước Festival và Huế sẽ là thành phố đầu tiên sử dụng hệ thống xe đạp thông minh trong cả nước. Theo đó, dự án xe đạp thông minh sẽ được triển khai trong và ngoài nội thành (dự kiến trong nội thành sẽ bố trí từ 300 – 400 chiếc, ngoài nội thành khoảng 2.000 chiếc).
Khảo sát thực tế, ông Phan Ngọc Thọ – Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đánh giá cao mục tiêu của dự án nhằm góp phần giảm bớt các khí thải, ô nhiễm môi trường, xây dựng hình ảnh Huế – thành phố du lịch xanh, thông minh trong mắt bạn bè trong và ngoài nước. Cùng với đó, sẽ tạo thêm nhiều lựa chọn cho du khách du lịch ngoài các phương tiện như xe điện, hay du thuyền trên sông Hương như hiện nay.
Tại chuyến khảo sát thực tế, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đánh giá cao mục tiêu của dự án nhằm góp phần giảm bớt các khí thải, ô nhiễm môi trường, xây dựng hình ảnh Huế - thành phố du lịch xanh, thông minh trong mắt bạn bè trong và ngoài nước.
Cùng với đó, sẽ tạo thêm nhiều lựa chọn cho du khách du lịch ngoài các phương tiện như xe điện, hay du thuyền trên sông Hương như hiện nay.
Đồng thời ông Phan Ngọc Thọ cũng yêu cầu khi nghiên cứu dự án cần quan tâm thêm các thiết chế cần thiết khác như hệ thống nhà vệ sinh thân thiện, thùng rác thân thiện để phục vụ du khách cũng như góp phần bảo vệ môi trường, xây dựng một văn hóa du lịch thân thiện đối với du khách.
Ngày 25/9/2019, Sở Du lịch Thừa Thiên Huế vừa công bố tình hình kinh doanh du lịch 9 tháng đầu năm 2019. Theo đó, lượng khách đến Huế tiếp tục tăng so với cùng kỳ.
Cụ thể, tổng lượng khách đến Thừa Thiên Huế trong 9 tháng đầu năm 2019 ước đạt 3,70 triệu lượt, tăng 5,9%; trong đó, khách quốc tế ước đạt 1.552.588 lượt, tăng 9,43%. Khách lưu trú 1.685.626 lượt, tăng 6,07%. Doanh thu từ du lịch ước đạt 3.699 tỷ đồng, tăng 9,53%.
Riêng trong tháng 9/2019, lượng khách đến Huế ước đạt 316,423 lượt; trong đó khách quốc tế ước đạt 127,455 lượt, tăng 16,61%; khách lưu trú ước đạt 146,366 lượt. Doanh thu từ du lịch trong tháng 9 ước đạt 400 tỷ đồng, tăng 11,1%.
Năm 2019, ngành du lịch Huế đưa ra chỉ tiêu phấn đấu đạt từ 4,5- 4,7 triệu lượt khách, tăng khoảng 8% so với năm 2018 (trong đó, khách quốc tế chiếm từ 40% - 45%); khách lưu trú đạt từ 2,2 - 2,3 triệu lượt, tăng khoảng 7% so với cùng kỳ. Doanh thu du lịch tăng khoảng 10% so với cùng kỳ năm 2018, ước đạt từ 4.700 - 4.900 tỷ đồng.
Thủy Bích (t/h)