Thời gian qua, huyện Đà Bắc (Hòa Bình) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển du lịch thành kinh tế mũi nhọn. Trong đó, huyện đặc biệt chú trọng công tác quảng bá, kích cầu du lịch nhằm thu hút du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng.
Thời gian gần đây ai có dịp tới Vĩnh Long không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp vừa cổ kính, phủ màu thời gian của “vương quốc” gạch gốm đỏ soi mình bên dòng kênh Thầy Cai, sông Cổ Chiên. Những năm 1980, cả vùng có gần 3.000 lò gạch trải dài gần 30 km trên địa bàn các huyện Long Hồ và Mang Thít hoạt động quanh năm.
Đà Nẵng là điểm đến du lịch hấp dẫn, tuy nhiên, để tạo sức hút và giữ chân đối với du khách trong và ngoài nước là bài toán không hề dễ đối với những người làm du lịch. Những loại hình du lịch mới, đầu tư, bổ sung thêm sản phẩm là cách mà ngành du lịch Đà Nẵng đang lựa chọn để thu hút khách.
Trên địa bàn tỉnh Bình Dương có nhiều ngôi nhà cổ, trong đó có 5 nhà cổ đã được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa (LSVH) cấp quốc gia và cấp tỉnh. Những giá trị đặc sắc về mặt lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, văn hóa và nếp sống của người Bình Dương được lưu giữ trong những không gian của di tích luôn mang đến cho mọi người nhiều điều thú vị khi đến đây tham quan, tìm hiểu.
Trên trang Travel And Leisure, nhà văn Chris Wallace đã viết về cảm nhận đổi thay của Việt Nam sau 15 năm trở lại.
Với việc tích cực triển khai nhiều hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch cũng như phối hợp, tổ chức nhiều hoạt động, lễ hội, sự kiện văn hóa - du lịch… nên quý I/2024, tổng lượng khách du lịch đến Quảng Bình tiếp tục tăng so với cùng kỳ, trong đó ghi nhận sự tăng cao của khách quốc tế.
Với lợi thế vùng cửa ngõ tiếp giáp Thủ đô Hà Nội, hạ tầng giao thông thuận tiện, sở hữu phong cảnh thiên nhiên, điều kiện khí hậu bán sơn địa, huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình) là điểm đến lý tưởng được nhiều du khách lựa chọn tham quan, nghỉ dưỡng. Đặc biệt, du lịch nghỉ dưỡng kết hợp du lịch thể thao là sản phẩm hấp dẫn đang được chú trọng khai thác.
Đồng Nai có sông, có núi, có rừng, có hồ, lại là trung tâm kết nối vùng Nam Bộ với Tây Nguyên và duyên hải miền Trung… Đây là những lợi thế để phát triển du dịch. Thế nhưng, sự phát triển “ngành công nghiệp không khói” của tỉnh chưa tương xứng với tiềm năng và kỳ vọng.
Cuối tháng 3/2024, huyện đảo Cồn Cỏ (tỉnh Quảng Trị) sẽ tổ chức khởi động “Năm Du lịch huyện đảo Cồn Cỏ 2024”. Thông qua hoạt động giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa lịch sử, tài nguyên, sản phẩm du lịch và các hoạt động sẽ diễn ra trong Năm Du lịch 2024, góp phần thúc đẩy phát triển ngành du lịch của tỉnh nói chung và huyện đảo Cồn Cỏ nói riêng, thu hút khách du lịch và các đơn vị lữ hành đến với Cồn Cỏ.
Không chỉ sở hữu hệ thống di tích lịch sử, cảnh quan thiên nhiên đa dạng, giàu giá trị, Điện Biên còn đang lưu giữ nhiều nét văn hóa sinh hoạt cộng đồng đặc trưng với điểm nhấn là các lễ hội truyền thống giàu bản sắc. Đây là nguồn tài nguyên vô giá để tỉnh đẩy mạnh thu hút khách du lịch thông qua những sản phẩm độc đáo khai thác các giá trị văn hóa lễ hội.
Du lịch ẩm thực đang là một xu hướng lớn trên thế giới. Huế tự hào với nền ẩm thực phong phú, đa dạng, nhưng để ẩm thực trở thành lợi thế cạnh tranh thu hút khách thì còn nhiều việc cần làm.
Các bảo tàng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng triển khai nhiều hoạt động, mang đến trải nghiệm mới cho du khách nhằm tăng sức hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu tham quan, phát huy các giá trị văn hóa, đưa bảo tàng đến gần hơn với công chúng.
Tỉnh Điện Biên đã chuẩn bị chu đáo, kỹ càng nhất cho Năm Du lịch quốc gia 2024 và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử (07/5/1954 - 07/5/2024). Phóng viên TTXVN đã có cuộc phỏng vấn ông Lê Thành Đô, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên về Chương trình này.
Với mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, tỉnh Thái Nguyên đã và đang tập trung nguồn lực, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm “đánh thức” tiềm năng du lịch của tỉnh, tập trung hình thành các sản phẩm du lịch độc đáo, đặc trưng, có thương hiệu và khả năng cạnh tranh cao, tạo điểm nhấn thu hút du khách.
Là tỉnh miền núi biên giới có lịch sử hình thành, phát triển lâu đời, Cao Bằng được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều thắng cảnh đẹp nổi tiếng, cùng những nét văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc. Phát huy lợi thế từ nguồn tài nguyên tự nhiên, nhân văn dồi dào này, Cao Bằng đã và đang nỗ lực từng bước để khẳng định vị thế là trung tâm du lịch của khu vực trung du miền núi phía bắc.