Đầu xuân năm mới được ngành du lịch xem là một trong những dịp cao điểm đón khách du xuân. Quảng Ninh với đa dạng trải nghiệm biển đảo, du lịch văn hóa, tâm linh, khám phá vùng cao, biên giới… tiếp tục là điểm đến được nhiều du khách quan tâm. Nhiều hoạt động hấp dẫn cũng được các đơn vị dịch vụ, du lịch, điểm đến tổ chức để thu hút cũng như gia tăng trải nghiệm cho du khách.
Ẩm thực địa phương luôn được xem là thế mạnh của điểm đến du lịch. Vì thế các doanh nghiệp, ngành du lịch thành phố Đà Nẵng đã và đang nỗ lực đưa ẩm thực trở thành sản phẩm du lịch, góp phần làm phong phú thêm chuỗi sản phẩm của điểm đến, đáp ứng phần nào nhu cầu và thị hiếu của du khách.
Theo nội dung công bố quy hoạch mới đây của UBND quận Liên Chiểu (TP. Đà Nẵng), thời gian tới địa phương sẽ có thêm công viên sinh thái ghềnh Nam Ô và quảng trường phía nam ghềnh Nam Ô tại phường Hòa Hiệp Nam, với diện tích quy hoạch gần 5,4ha.
Theo sử sách, mùa xuân năm Đinh Hợi (tức năm 987), vua Lê Đại Hành đã chọn vùng đất Đọi Sơn để tổ chức lễ Tịch điền, nhằm khuyến khích, nhắc nhở thần dân coi trọng, chăm lo sản xuất nông nghiệp - cái gốc của sự ấm no, hạnh phúc. Noi theo tiền nhân, năm 2009, Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn (xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) đã được phục dựng ngay trên khu ruộng dưới chân núi Đọi mà xưa kia Vua Lê Đại Hành đã đi những sá cày đầu xuân cho nhân dân vào vụ mới.
Lễ hội Đền Đông Cuông (Yên Bái) năm nay sẽ được tổ chức trong 2 ngày 20 - 21/02 (tức ngày 11, 12 tháng Giêng năm Giáp Thìn) tại Quần thể Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia Đền Đông Cuông với 11 hoạt động đặc sắc.
(TITC) - Ngày 30/1, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Kế hoạch số 804 về việc tổ chức chương trình kích cầu thu hút khách du lịch đến Quảng Nam trong năm 2024. Chương trình sẽ bắt đầu thực hiện từ tháng 3/2024.
Ngày càng có nhiều du khách Ý tham quan du lịch Quảng Nam, qua đó không chỉ giúp đa dạng thị trường mà còn góp phần thúc đẩy dòng khách châu Âu phục hồi, tăng trưởng tốt.
Trong cuộc đua khốc liệt giành thị phần du lịch sau đại dịch COVID-19, muốn nâng cao lợi thế cạnh tranh để thu hút du khách, du lịch Huế vẫn còn nhiều việc phải làm để bắt kịp thời cơ, tạo ra những bước phát triển đột phá.
Chùa Tiên nằm trên địa bàn xóm Lão Ngoại, xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy, Hòa Bình). Hàng năm, lễ hội chùa Tiên khai hội vào mồng 4 Tết và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch, là một trong những lễ hội lớn được khai hội đầu tiên của tỉnh. Đây là lễ hội truyền thống mang tính lịch sử lâu đời của người Mường, đã đi vào tiềm thức của người dân địa phương và du khách gần xa.
Dịp tết Nguyên đán, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao và lễ hội truyền thống mừng Đảng, mừng xuân. Thời điểm này, các địa phương đã hoàn tất công tác chuẩn bị cho mùa lễ hội, tạo không khí vui tươi, an toàn,song vẫn gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán của địa phương.
Thực hiện Quyết định số 3051/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bến Tre, ngày 30/12/2022 về phê duyệt Đề án phát triển kinh tế ban đêm trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, TP. Bến Tre phấn đấu khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của loại hình kinh tế mới, nhằm tăng thêm nguồn thu ngân sách và nâng cao thu nhập cho người dân. Theo đó, định hướng sẽ mở ra không gian phát triển kinh tế ban đêm gồm: Khu trung tâm về đêm TP. Bến Tre; khu dịch vụ chăm sóc sức khỏe, làm đẹp; khu phố ẩm thực; khu phố vui chơi giải trí...
Tây Ninh đang nổi lên như là điểm đến hấp dẫn về du lịch sinh thái, du lịch về văn hoá, tâm linh, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Sáng 25/01, ông Đinh Văn Thiệu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa chủ trì cuộc họp với lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch, UBND TP. Nha Trang về công tác chuẩn bị các hoạt động văn hóa nghệ thuật, an ninh, an toàn du lịch, đón chuyến bay, chuyến tàu đầu tiên trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.  
Bến Tre là tỉnh nằm cuối nguồn sông Cửu Long, được hợp thành bởi 3 dải cù lao (Bảo, Minh và An Hóa), có vị trí thuận lợi gần trung tâm TP. Hồ Chí Minh và TP. Cần Thơ, có 65km đường bờ biển, hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, sản vật phong phú, môi trường sinh thái trong lành, người dân hiền hòa, thân thiện, hiếu khách, vùng đất “địa linh - nhân kiệt” với nhiều di tích lịch sử, văn hóa và nhiều danh nhân văn hóa nổi tiếng... Với những tiềm năng và lợi thế đó, thời gian qua, tỉnh đã tập trung phát triển du lịch (DL) và đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà.
Là địa phương có nhiều cung đường đẹp, phong cảnh hữu tình, huyện Châu Đức (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) có điều kiện  thuận lợi để phát triển thể thao gắn với du lịch sinh thái, khám phá thiên nhiên.