Trên địa bàn huyện Tân Lạc (tỉnh Hòa Bình) có nhiều hang động đẹp, tiêu biểu như: động Nam Sơn, động Núi Kiến ở xã Vân Sơn, động Mường Chiềng ở thị trấn Mãn Đức. Đáng chú ý, động Hoa Tiên, động Thác Bờ thuộc xã Suối Hoa là những hang động nổi tiếng nằm trong khu du lịch hồ Hòa Bình, thu hút nhiều du khách.
Phát huy tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch, xã Háng Đồng, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La chú trọng công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa các dân tộc gắn với xây dựng các sản phẩm du lịch, đáp ứng nhu cầu của du khách, góp phần nâng cao đời sống tinh thần, thu nhập cho nhân dân.
Thời điểm này, ngành du lịch thành phố Đà Nẵng gấp rút triển khai nhiều hoạt động cải tạo, đầu tư cơ sở vật chất, gia tăng tiện ích, chuẩn bị các sự kiện, chương trình nhằm làm mới sản phẩm khu vực du lịch  Sơn Trà, sẵn sàng chào đón du khách đến Đà Nẵng trong mùa du lịch năm 2023.
Được sự quan tâm của Đảng, nhà nước, sự nỗ lực của các cấp, ngành địa phương, Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ ngày càng được đầu tư kinh phí trùng tu, bảo tồn, tôn tạo. Tuy nhiên, việc tôn tạo và phát huy giá trị di tích chưa đồng bộ, tương xứng với ý nghĩa và tầm quan trọng của các di tích, từ đó góp phần phát triển du lịch của tỉnh Điện Biên.
Từ tháng Giêng đến tháng 3 âm lịch hằng năm, rêu xanh mọc bám đầy các bãi đá dưới chân kè chắn sóng ở xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) - đoạn kè thuộc thôn Hải Đông, xã Nhơn Hải, vẻ đẹp như tranh của nơi này thu hút đông đảo du khách tìm đến check-in, săn ảnh.
Thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) chỉ đạo người dân tập trung quảng bá du lịch qua mạng xã hội, trong đó có các chiến dịch nâng hạng tìm kiếm, đưa lên xu hướng theo từ khóa "Du lịch Nghĩa Lộ" qua các kênh như: Facebook, TikTok, Zalo, YouTube, Instagram, Twitter, các trang du lịch trong và ngoài nước.
Nhằm chuẩn bị cho thị trường du lịch hè 2023, Kiên Giang tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá và liên kết với các đơn vị, đối tác cùng hợp tác phát triển du lịch địa phương.  
Để đón mùa cao điểm du lịch năm 2023, các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ lữ hành, lưu trú, nhà hàng, khách sạn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đang khẩn trương hoàn tất các điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, nhân lực nhằm thu hút du khách đến tham quan, khám phá và trải nghiệm.  
Với lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc, du lịch Hà Giang nói chung và huyện Đồng Văn nói riêng đang trên đà phát triển mạnh mẽ, từng bước trở thành ngành kinh tế trọng điểm và đem lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân. Trên con đường phát triển du lịch đó của người dân Đồng Văn luôn có sự đồng hành, tiếp vốn của Agribank, nhờ đó, nhiều hộ đã vững tin mở rộng phát triển du lịch, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, thúc đẩy phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.
Phú Quốc (Kiên Giang) đang là điểm đến ấn tượng, hấp dẫn du khách. Và một trong những loại hình lôi cuốn du khách là du lịch khám phá, mạo hiểm.
Bình Phước hiện có hơn 14.000 hiện vật có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, mỹ thuật liên quan đến lịch sử kháng chiến, lĩnh vực dân tộc học, khảo cổ học… được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh, trong đó 1 bảo vật quốc gia là đàn đá Lộc Hòa. Những năm qua, hoạt động bảo tồn và quảng bá giá trị hiện vật được tổ chức tốt, thông qua đó giới thiệu về sự hình thành và phát triển của vùng đất, con người Bình Phước đến với các đoàn khách tham quan, nhất là học sinh, sinh viên, đoàn viên thanh niên trong và ngoài tỉnh.
Tỉnh Ninh Thuận đang lên phương án lập quy hoạch, phát triển Khu du lịch quốc gia Ninh Chữ nhằm khai thác các tiềm năng du lịch phía Tây, đồng thời liên kết điểm du lịch này với vùng duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ... để thu hút khách du lịch.  
Mộc mạc với những nếp nhà sàn ẩn hiện dưới chân núi đá trùng điệp, hành trình khám phá Hữu Liên (Hữu Lũng, Lạng Sơn) giống như lật mở từng trang cẩm nang du lịch, nơi mỗi bước chân lại hé lộ vẻ đẹp hoang sơ, thuần khiết của thảo nguyên xanh thẳm.
Những năm qua, huyện Quản Bạ (Hà Giang) luôn chú trọng công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa các dân tộc gắn với xây dựng các sản phẩm du lịch. Qua đó, từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH trên địa bàn.
Sau gần 2 năm ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, từ ngày 15/3/2022, ngành du lịch Việt Nam nói chung, Quảng Ninh nói riêng bắt đầu phục hồi trở lại. Đến thời điểm này, du lịch nội địa đã tăng trưởng mạnh mẽ, du lịch quốc tế bước đầu sôi động trở lại với những chuyến tàu quốc tế hạng sang cập cảng Hạ Long, hay dòng khách Trung Quốc bắt đầu trở lại khi nước bạn nới lỏng các hoạt động sau đại dịch.