Là nơi thờ tự các Vua Hùng - Tổ tiên của cộng đồng dân tộc Việt Nam, Đền Hùng (Phú Thọ) được đánh giá là điểm hội tụ đầy đủ các yếu tố để phát triển dịch vụ, du lịch mang nét đặc trưng riêng, thấm đẫm bản sắc văn hoá dân tộc gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước thời đại Hùng Vương.
Minh Hóa (Quảng Bình) là nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) sinh sống và cũng là vùng đất lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc. Ðây là cơ sở quan trọng để các cơ quan chuyên môn xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng.
Trong những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Thái đã trở thành yếu tố quan trọng để xây dựng Nghĩa Lộ (Yên Bái) thành thị xã văn hóa - du lịch.
Công tác quy hoạch về du lịch luôn được tỉnh Sơn La chú trọng, nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương, tạo cơ sở, động lực cho du lịch phát triển có trọng tâm, trọng điểm.
Là một trong những địa phương có vốn di sản văn hóa vừa giàu có, vừa đa dạng, Đồng Nai có nhiều nghệ nhân giỏi trong việc truyền dạy, thực hành di sản văn hóa phi vật thể. Đây được xem là lợi thế khơi nguồn, phát triển công nghiệp văn hóa.
Những năm qua, xã Bản Hon, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu đã có nhiều nỗ lực nhằm bảo tồn những nét văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số trên địa bàn, như: ngôn ngữ, chữ viết, lễ hội, trò chơi, trò diễn dân gian... Từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Khoảng vài chục triệu năm trước, núi lửa phun trào đã hình thành nên đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi). Nếu bạn có dịp đến thăm đảo, đừng quên khám phá hồ trữ nước ngọt Thới Lới.
Phở là món ăn phổ biến trong văn hóa ẩm thực Việt Nam, được nhiều người ưa chuộng không chỉ ở trong nước mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Nam Định, phở xuất hiện từ lâu đời với những làng nghề phở nổi tiếng ở huyện Nam Trực. Nhiều thế hệ người dân ở các làng nghề đã mang nghề phở đi khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước và dần xây dựng, khẳng định thương hiệu “Phở Nam Định”. Trải qua thời gian, nghề phở đã trở thành niềm tự hào của đất và người Nam Định. Ngày 09/8/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã ban hành Quyết định số 2326/QĐ-BVHTTDL công bố đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với “Tri thức dân gian - Phở Nam Định”.
Với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hoang sơ, khí hậu mát mẻ, môi trường sống trong lành cùng bản sắc văn hoá độc đáo, Hoà Bình là điểm đến được nhiều du khách trong nước, quốc tế yêu thích trải nghiệm, khám phá. Trong tương lai không xa, khi một số tổ hợp nghỉ dưỡng kết hợp với vui chơi, giải trí trên địa bàn đi vào khai thác sẽ tạo điểm nhấn, đưa Hoà Bình trở thành một trong những "thiên đường nghỉ dưỡng” miền Tây Bắc.
Cảnh sắc Tả Van vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch Sa Pa, Lào Cai. Có lẽ, vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của đất trời nơi đây sẽ không khiến ai phải thất vọng.
Những năm qua, việc phát huy giá trị của di tích lịch sử, bản sắc văn hóa các dân tộc gắn với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa chưa tương xứng với tiềm năng, thiếu sự đồng bộ giữa các vùng, miền. Vì thế, ngày 22/12/2023, Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 34 về phát huy các giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững tỉnh Khánh Hòa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Sau gần 1 năm thực hiện nghị quyết, bước đầu đã có kết quả tích cực.
Công viên địa chất (CVĐC) Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng có nhiều giá trị về địa chất, địa mạo, văn hóa, đa dạng sinh học… Trong đó, giá trị tài nguyên văn hóa trong vùng CVĐC rất đa dạng và phong phú, tạo nên nét đặc trưng riêng. Trong quá trình xây dựng CVĐC, các cấp, ngành và người dân sống trong vùng CVĐC chung tay bảo tồn và phát huy các giá trị di sản, văn hóa đáp ứng yêu cầu khuyến nghị của UNESCO.
Thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) là địa phương có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời gắn liền với quá trình xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa. Trải qua bao biến chuyển thăng trầm, người dân nơi đây vẫn giữ gìn được những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Để đến hôm nay, những giá trị đó chính là nguồn tài nguyên, sản phẩm quý để giới thiệu, mời chào du khách gần xa.
Bắc Ninh luôn xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực và sức mạnh nội sinh của sự phát triển. Để ánh sáng từ các Nghị quyết của Đảng về văn hóa thấm sâu, lan tỏa vào đời sống, Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh không ngừng nỗ lực, phát huy hiệu quả vai trò tham mưu cơ chế, chính sách; vận dụng, triển khai kịp thời các nghị quyết, chỉ thị, quyết định, đề án, chương trình hành động về văn hóa, đồng thời kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn thuộc lĩnh vực phụ trách theo thẩm quyền, bảo đảm chất lượng, bám sát nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
Bắc Ninh được biết đến là một trong những tỉnh có trữ lượng di sản văn hóa phong phú, đặc sắc, trong đó có nhiều di tích nổi tiếng gắn liền với các sự kiện lịch sử văn hóa quan trọng của quốc gia, dân tộc. Nguồn tài nguyên vô giá này giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế du lịch của tỉnh.