Tuy là huyện vùng cao đặc biệt khó khăn nhưng với thế mạnh trên 94% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số với nhiều nét văn hóa truyền thống phong phú, đặc sắc riêng có, Trạm Tấu (Yên Bái) đã chú trọng phát triển văn hóa bản địa góp phần giúp huyện hiện thực hóa mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong thời gian tới.
Những ngày trước thời điểm diễn ra lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, trên khắp nẻo đường của tỉnh Điện Biên, đặc biệt là ở Khu di tích Chiến trường Điện Biên Phủ, những dòng người không ngớt đổ về thăm vùng đất lịch sử, nơi làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh không chỉ là xu thế chung của thế giới, mà còn giúp các địa phương thúc đẩy phát triển du lịch toàn diện, đạt các mục tiêu về tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội bền vững gắn với bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu. Trong xu thế chung đó, nhiều tỉnh thành tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang chú trọng xây dựng các mô hình du lịch xanh (DLX).
Những năm gần đây, du lịch thể thao đang trở thành một xu hướng lớn của xã hội. Nhiều sự kiện thể thao thu hút hàng chục nghìn người tham gia, kèm theo đó là các dịch vụ ăn uống, vận chuyển, lưu trú, mua sắm… được hưởng lợi. Bởi vậy, nhiều địa phương đang thúc đẩy du lịch thể thao thông qua các sự kiện, giải đấu để tăng cường trải nghiệm cho du khách.
Dịp nghỉ 30/4 - 01/5 kéo dài trong vòng 5 ngày, thời tiết thuận lợi cho các hoạt động tham quan, vui chơi, giải trí. Đồng thời, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức nhiều sự kiện lễ hội quy mô nên đã thu hút một lượng lớn du khách về tham quan, trải nghiệm các dịch vụ nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí và ẩm thực.
Trên địa bàn huyện Trực Ninh (tỉnh Nam Định) có 45 di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng, trong đó có 7 di tích cấp quốc gia, tiêu biểu như: Chùa Cổ Lễ (thị trấn Cổ Lễ), Đền - Chùa Cự Trữ, Chùa Cổ Chất (xã Phương Định), địa điểm các đồn binh thời Trần (xã Trung Đông), Chùa Ninh Cường (xã Trực Cường)... Theo thời gian, nhiều di tích trên địa bàn huyện có nguy cơ xuống cấp đã được bảo tồn, tôn tạo đúng nguyên trạng, phát huy giá trị giáo dục lịch sử - văn hóa truyền thống, đáp ứng nhu cầu tâm linh của nhân dân.
Việc bảo tồn và khai thác hiệu quả giá trị văn hoá bản địa đã trở thành một xu hướng quan trọng trong việc phát triển du lịch bền vững. Với sự đa dạng về văn hóa bản địa, Yên Bái không chỉ thu hút du khách, bởi cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, mà còn là một điểm đến lý tưởng để khám phá và trải nghiệm văn hóa độc đáo của địa phương.
Sự kiện đoàn tàu chạy chuyên khu đoạn Huế - Đà Nẵng và ngược lại với tên gọi “Kết nối di sản miền Trung” được vận hành vừa qua hứa hẹn sẽ mở ra cơ hội lớn. Song, để duy trì và khẳng định được tính “kết nối di sản” thì cần nhiều yếu tố, bởi đây không phải là lần đầu tiên mô hình này được áp dụng.
Nhằm bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc ở địa bàn vùng sâu vùng xa, nơi người dân đang sở hữu những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, TP Đà Nẵng đã Ban hành đề án “Xây dựng chính sách bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Cơ tu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2022-2030”, đây là việc làm thiết thực nhằm “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch”.
Trong những tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch của Đà Nẵng không thể không nhắc đến thể thao, lĩnh vực thu hút một lượng khách đến với thành phố không chỉ để trải nghiệm, thưởng ngoạn mà còn để tham gia, đua tài, đọ sức. Nói cụ thể hơn là “Du lịch thể thao”.
Thực hiện kế hoạch đưa vào khai thác nhiều sản phẩm du lịch mới nhằm phục hồi ngành du lịch, TP Đà Nẵng đang có những bước chuẩn bị chắc chắn để đón mùa cao điểm du lịch trong năm.
Đỉnh Fansipan (Sa Pa, Lào Cai) nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn - dãy núi cao nhất trong hệ thống ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia, được ví là “nóc nhà Đông Dương”. Đỉnh núi này là lựa chọn của nhiều du khách quốc tế ưa thích bộ môn đi bộ khám phá (trekking) khi đến tham quan, khám phá Việt Nam.
Tỉnh Tuyên Quang xác định du lịch là 1 trong 3 lĩnh vực đột phá, phấn đấu trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh đều “xoay quanh” vấn đề hỗ trợ, thúc đẩy du lịch phát triển tốt nhất. Trong đó vấn đề quảng bá, kết nối du lịch với các doanh nghiệp lữ hành luôn được tỉnh, các ngành chức năng quan tâm.
2024 được kỳ vọng là năm bùng nổ của du lịch Quảng Bình khi lượng khách những tháng đầu năm tăng cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2023. Ngành Du lịch Quảng Bình đang nỗ lực làm mới các sản phẩm du lịch, mở thêm các điểm đến mới và nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm mang đến những trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.