Trong mỗi chuyến đi, nhu cầu của du khách hiện nay không chỉ là khám phá những điểm đến hấp dẫn hay trải nghiệm nét văn hóa, ẩm thực độc đáo của vùng đất, con người bản địa mà còn muốn mua những món quà ý nghĩa về tặng người thân, bạn bè. Chính vì vậy, nhiều địa phương trong tỉnh Bạc Liêu đang tập trung phát triển sản phẩm quà tặng lưu niệm, đặc sản mang đặc trưng riêng để nâng cao hơn nữa doanh thu dịch vụ và tạo thêm điểm cộng với du khách.
Du lịch Kiên Giang ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng trong đóng góp tăng trưởng chung của tỉnh. Tỉnh tiếp tục tập trung nguồn lực thúc đẩy du lịch phát triển thành ngành kinh tế trọng yếu, đột phá của tỉnh.  
Khởi đầu từ một địa phương có sản phẩm du lịch đơn điệu, thậm chí chỉ là trạm dừng trên cung đường xuôi về phương Nam, nhưng bằng nội lực và khát vọng phát triển, du lịch Bạc Liêu hôm nay đã chuyển mình bằng những điểm đến mang thương hiệu. Nhiều tài nguyên, thế mạnh từng bước được khai thác đã vẽ nên bức tranh du lịch nhiều gam màu rực rỡ, đưa du lịch vươn tầm trở thành một trong 5 trụ cột phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Thời gian qua, du lịch của tỉnh Lạng Sơn đang có bước phát triển mạnh mẽ, lượng khách du lịch đến Lạng Sơn ngày gia tăng. Để ngành du lịch của tỉnh phát triển bền vững, cơ quan chuyên môn đã và đang triển khai các giải pháp phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường.
Loại hình du lịch kết hợp thể thao (sport tourism) đang dần trở thành một trong những sản phẩm du lịch chủ lực của Hải Phòng. Các sự kiện thể thao hấp dẫn được nhiều địa phương, doanh nghiệp quan tâm tổ chức với hình thức, quy mô đa dạng, phong phú, góp phần gia tăng trải nghiệm và thu hút khách du lịch đến với thành phố Cảng ngày càng nhiều hơn.
Vừa qua, TP Hạ Long (Quảng Ninh) đã phê duyệt Đề án “Hạ Long - Thành phố lễ hội”. Theo đó, Đề án sẽ được thực hiện từ năm 2025 với mục tiêu bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, các di sản văn hoá phi vật thể trên địa bàn qua việc tổ chức các lễ hội, sự kiện, gắn với mục tiêu xây dựng Hạ Long là Thành phố lễ hội, trung tâm du lịch quốc gia, mang tầm quốc tế.
Đề án Phố đi bộ Quy Nhơn đã được UBND TP Quy Nhơn (Bình Định) thông qua cuối tháng 6/2024 gồm 3 tuyến phố đi bộ nằm trên địa bàn hai phường Trần Phú và Lý Thường Kiệt gồm: Tuyến phố Nguyễn Thiếp, tuyến phố Đô Đốc Bảo - Phạm Hùng và tuyến phố Nguyễn Lạc - Trần Độc.
Mục tiêu đến năm 2025, toàn tỉnh Yên Bái có từ 7.000 đến 10.000 việc làm trong lĩnh vực du lịch.
Văn hóa cồng chiêng của dân tộc K'Ho Lạc Dương là một bộ phận của Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Nhận thức được giá trị và vai trò của văn hóa cồng chiêng, những năm qua, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng đã triển khai nhiều hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng gắn với phát triển du lịch, góp phần nâng cao đời sống người dân. 
Hội An - Mỹ Sơn là tour tuyến du lịch phổ biến của du khách khi đến Quảng Nam và sự chuyển động của Cổng Trời Đông Giang được kỳ vọng sẽ kéo dài trục du lịch này để tạo ra hành trình trải nghiệm độc đáo hơn trong giai đoạn tới.
Sau hơn một tháng đi vào hoạt động, tuyến phố đi bộ tại thị trấn Tam Đảo (Tam Đảo, Vĩnh Phúc) đến nay thu hút đông đảo người dân và du khách đến thăm quan, thưởng ngoạn, tham gia các hoạt động vui chơi giải trí và mua sắm. Với mục tiêu mang đến “trải nghiệm du lịch bốn mùa”, nơi đây đang trở thành điểm hẹn du lịch mỗi dịp cuối tuần của người dân, góp phần quan trọng thu hút du khách trong nước và quốc tế.
Dài chưa đầy 200m, nhưng phố Lãn Ông (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) là một trong những con phố nổi tiếng của Thủ đô. Con phố lưu giữ được nhiều nếp nhà cổ, nhà cũ, đồng thời là nơi hoạt động của hơn 70 cơ sở khám, chữa bệnh, kinh doanh thuốc Ðông y. Những năm qua, quận Hoàn Kiếm đã đầu tư tu bổ, tôn tạo nhiều ngôi nhà cổ, nhà cũ và đang phát triển phố Lãn Ông thành một tuyến phố du lịch.
UBND quận Sơn Trà (TP. Đà Nẵng) triển khai nhiều hoạt động, dịch vụ phục vụ du lịch để quảng bá, nâng cao trải nghiệm cho người dân, du khách; qua đó, góp phần phát triển du lịch của quận và kết nối đồng bộ, tạo cú hích mới cho du lịch của thành phố.
Suốt nhiều năm qua, Quảng Ninh luôn xác định du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn. Tỉnh ưu tiên phát triển ngành công nghiệp không khói mới mục tiêu đưa Quảng Ninh trở thành điểm đến an toàn, thân thiện, mến khách, là trung tâm dịch vụ quốc gia mang tầm quốc tế.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có hơn 1.000 di tích lịch sử - văn hóa đã được kiểm kê; hơn 550 di sản văn hóa phi vật thể được kiểm đếm; 11 khu, điểm du lịch cộng đồng được UBND tỉnh quyết định công nhận; gần 300 làng nghề truyền thống hoạt động có hiệu quả… Với ngành Du lịch, đó là nguồn tài nguyên vô giá, càng khai thác, càng sinh lời.