Sau thời gian dài thiệt hại nặng nề bởi dịch Covid-19, từ đầu năm đến nay, các nhà nghỉ, dịch vụ lưu trú, homestay mở cửa đón khách trở lại, lượng khách du lịch có thời điểm đông hơn cả trước khi bùng phát dịch, đem lại tín hiệu vui, tạo sức bật đối với ngành du lịch bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu - Hòa Bình) nói riêng và du lịch huyện Mai Châu nói chung.
Du lịch đã mở cửa trở lại, lượng khách đến Vĩnh Phúc cũng ngày càng tăng. Thế nhưng sự sụt giảm nhân lực du lịch do tác động bởi dịch Covid-19 thời gian qua đã tạo ra những khoảng trống cả về số lượng và chất lượng nhân sự, điều này cần sớm được khỏa lấp, đặc biệt là để đón mùa du lịch Hè 2022 đang được kỳ vọng "bùng nổ".
Lễ hội được coi là một trong những giá trị văn hoá đặc sắc mà ở đó thể hiện rất rõ bản sắc dân tộc, tinh thần cộng đồng. Ngày nay, nhiều lễ hội truyền thống được khôi phục làm cho đời sống tinh thần của người dân thêm phong phú, sinh động hơn. Du khách cũng thường tìm đến các lễ hội để được tham gia và tìm hiểu qua sự cảm nhận của chính bản thân mình.
Có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch cộng đồng, thời gian qua thị xã Sa Pa (Lào Cai) đã có nhiều giải pháp, cơ chế đặc thù nhằm hỗ trợ phát triển loại hình du lịch này theo hướng bền vững. Người dân được tiếp cận nguồn vốn để đầu tư phát triển, chú trọng gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống các dân tộc để tạo ra các sản phẩm du lịch đặc trưng hấp dẫn du khách.
Trong đại dịch Covid-19, du lịch là ngành chịu ảnh hưởng nặng nề. Đến nay, khi tình hình dịch đã được kiểm soát, một trong những giải pháp giúp ngành du lịch phục hồi phải kể đến việc chuyển đổi số. Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và thúc đẩy chuyển đổi số sẽ giúp ngành du lịch khai thác hiệu quả hơn các giá trị từ môi trường số, nâng cao năng lực cạnh tranh, hồi phục và phát triển bền vững hơn.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, khách quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh trở lại trong tháng 5/2022 đạt 172,9 nghìn lượt người, tăng 70,6% so với tháng trước và gấp 12,8 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 5 tháng đầu năm, khách quốc tế đến nước ta đạt 365,3 nghìn lượt người, gấp 4,5 lần so với cùng kỳ năm trước.
Dịp Tết Đoan ngọ hàng năm cũng là thời điểm vào chính vụ của nhiều loại trái cây đặc sản của tỉnh như: chôm chôm, sầu riêng, măng cụt… Các điểm du lịch sinh thái vườn trái cây, chủ yếu tập trung ở khu vực các xã cánh Tây huyện Châu Thành, huyện Chợ Lách hiện đang rộn ràng đón khách đến tham quan vui chơi, góp thêm phần sôi động cho du lịch vùng xanh xứ Dừa bước vào cao điểm hè.
Đáp ứng sở thích của du khách, đặc biệt là khách nước ngoài, người làm du lịch Sa Pa đã chú trọng khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, đặc biệt là phục dựng, bảo tồn các làng nghề truyền thống để hình thành sản phẩm du lịch mới gắn với hoạt động trải nghiệm.
Du khách trong nước, quốc tế thường thu hút bởi các điểm đến du lịch tâm linh nổi tiếng của huyện Cao Phong (tỉnh Hòa Bình), như: chùa Quèn Ang - xã Hợp Phong, đền Đông Sơn, đền Bồng Lai - thị trấn Cao Phong… Những năm tới, huyện định hướng phát triển du lịch dựa trên nền tảng tiềm năng, lợi thế cảnh quan môi trường thiên nhiên gắn với du lịch tâm linh, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.  
Từ khi mở cửa du lịch trở lại, Quảng Ninh đã khẳng định sức hút đến đông đảo du khách. Với nhiều hoạt động, sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn, trong đó có các loại hình hoạt động phố du lịch đã góp phần đưa du lịch Quảng Ninh nhộn nhịp trở lại.
Huyện Phú Vang (Thừa Thiên Huế) thực hiện nhiều biện pháp đảm bảo an toàn, nhiều hoạt động phong phú để thu hút du khách; đầu tư quy mô hạ tầng các bãi tắm để đón mùa du lịch biển.
Đó là ý kiến, cũng là lời nhắc nhở của các chuyên gia tại diễn đàn kết nối du lịch (DL) TP. Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lần thứ II - năm 2022 vừa diễn ra tại Đồng Tháp. Diễn đàn là cơ hội để Bạc Liêu nhìn nhận lại sự quan tâm, tính hiệu quả của các giải pháp khai thác tài nguyên này để tạo cho mình những màu sắc riêng, không trùng lắp với các địa phương trong vùng.
Tỉnh Hà Giang xác định phát triển du lịch là nhiệm vụ trọng tâm, đột phá của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở. Để tạo đà cho ngành Du lịch bứt phá, nhiều giải pháp đã và đang được triển khai, thực hiện linh hoạt, hiệu quả.
Sau một thời gian dài bị tác động bởi đại dịch Covid-19, ngành du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đã có bước tạo đà bứt phá mạnh mẽ. Những tín hiệu lạc quan thời gian qua cho thấy chủ trương và các giải pháp kích cầu, tăng tốc hoạt động du lịch của các cấp, ngành là đúng đắn và cần tiếp tục được thúc đẩy hơn nữa trong thời gian tới.
Với 4 điểm du lịch nổi tiếng được nhiều người biết đến cùng trên 10 di tích lịch sử cách mạng và là nơi có nhiều dân tộc cùng sinh sống với bản sắc văn hóa độc đáo, huyện Văn Chấn (tỉnh Yên Bái) đã khai thác lợi thế, triển khai nhiều giải pháp quảng bá, kích cầu du lịch.