Sau 5 năm triển khai, thực hiện Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch do Bộ VHTTDL ban hành, tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, nhận thức, ý thức của đa số người dân đã được nâng lên rõ rệt. Qua đó, xây dựng tính chuyên nghiệp, uy tín, chất lượng của dịch vụ du lịch, tạo động lực thúc đẩy ngành “công nghiệp không khói” của tỉnh phát triển bền vững.
Du lịch cộng đồng đã trở thành một loại hình du lịch thu hút du khách, nhất là khách quốc tế. Mặc dù có nhiều tiềm năng, song hiện nay, Bắc Kạn chưa có điểm du lịch cộng đồng được công nhận. Các hoạt động du lịch cộng đồng chủ yếu mang tính tự phát. Tỉnh Bắc Kạn hiện chưa có chính sách hỗ trợ phát triển lĩnh vực du lịch này.
Sau một thời gian dài do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, bước sang năm 2022, nhất là sau hơn 3 tháng mở cửa hoàn toàn trở lại, ngành du lịch cả nước nói chung, Yên Bái nói riêng đã thực sự sôi động và có nhiều khởi sắc. Các địa phương trong tỉnh đã đón nhiều đoàn khách trong nước và quốc tế đến thăm quan, ngắm cảnh, vui chơi nghỉ dưỡng. Từ tỉnh đến huyện, xã đang dốc toàn lực để nhanh chóng phục hồi, hướng đến mục tiêu kế hoạch năm 2022 và dần đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế chủ lực.
Cùng với những chiến lược phát triển sản phẩm du lịch theo thế mạnh địa phương như: du lịch sinh thái rừng, thác, hồ; du lịch nông nghiệp, nông thôn; du lịch cộng đồng…, Đồng Nai còn thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, bổ sung kiến thức pháp luật về du lịch cũng như kỹ năng giao tiếp, nấu ăn cho đội ngũ làm du lịch.
Huyện Ba Vì (Hà Nội) là địa bàn cư trú của 3 dân tộc Kinh, Mường, Dao, là vùng đất sở hữu cảnh quan thiên nhiên phong phú với núi, rừng, thác, suối, sông, hồ... Những điểm đến quen thuộc gắn liền với thiên nhiên, đời sống con người nơi đây có thể kể đến như Vườn quốc gia Ba Vì, Ao Vua, Khoang Xanh - Suối Tiên, Thiên Sơn - Suối Ngà, Tản Đà... Hướng tới nền du lịch xanh, an toàn, Ba Vì đang từng bước chăm chút, làm đậm bản sắc miền núi trong hoạt động du lịch. Bà con dân tộc Mường, Dao nơi đây chung sức với địa phương phát triển ngành kinh tế đặc thù này và bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đặc trưng.
Những năm gần đây, nhiều mô hình phát triển nông nghiệp gắn với du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm đã được phát triển trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Xây dựng nông nghiệp xanh, bền vững được xác định là mục tiêu phát triển của nền kinh tế; cùng với đó việc phát triển và xây dựng nông thôn xanh - sạch - đẹp góp phần không nhỏ để đưa du lịch thành nền kinh tế mũi nhọn.
Mở cửa hoàn toàn, du lịch Quảng Ninh đã đón nhận những tín hiệu hết sức tích cực. Lượng du khách đến với các danh lam, thắng cảnh trên địa bàn tỉnh không ngừng tăng cao. Không chỉ những ngày nghỉ lễ, cuối tuần, mà trong những ngày thường lượng khách đến với Quảng Ninh cũng rất nhộn nhịp.
Ngay khi cả nước nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng thích ứng an toàn, linh hoạt để vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế, cộng đồng doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ du lịch quận Sơn Trà với sự tiếp sức mạnh mẽ về cơ chế, chính sách của chính quyền, đã bắt tay vào quá trình hồi phục mạnh mẽ. Từ đầu năm 2022, Quận ủy, UBND Q. Sơn Trà đã thực hiện nhiều giải pháp, định hướng chiến lược, trong đó chú trọng đa dạng và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch để sẵn sàng bứt phá.
Thực hiện Đề án “Đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động bảo tàng gắn với phát triển du lịch” của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, từ năm 2018 đến nay, Bảo tàng tỉnh Sơn La đã tổ chức các hoạt động giáo dục trải nghiệm, tìm hiểu lịch sử thường niên, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ nhu cầu tham quan, nghiên cứu khoa học, học tập, lan tỏa những thông điệp sâu sắc về bảo tồn và phát huy những nét văn hóa đặc sắc, truyền cảm hứng yêu thích lịch sử cho học sinh, sinh viên, thu hút đông đảo du khách đến tham quan.
Từ thực tế xây dựng, phát triển du lịch cộng đồng ở TP Quy Nhơn (Bình Định) và định hướng nhân rộng trong tỉnh cho thấy cần có các giải pháp cụ thể, phù hợp với đặc điểm, điều kiện riêng của địa phương. Ðặc biệt, phải hướng đến phát triển bền vững, tránh cách làm “ăn xổi”.
Không cần người thuyết minh nhưng những thông tin về địa chỉ đỏ vẫn được cung cấp đến du khách qua việc quét mã QR tại các khu di tích lịch sử trong tỉnh. Đây là một trong những công trình thể hiện sự sáng tạo của tuổi trẻ Bắc Ninh, góp phần tuyên truyền, quảng bá du lịch, giáo dục truyền thống theo hướng thông minh, số hóa, hiện đại.
Các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch trong những tháng đầu năm đã tạo hiệu ứng tích cực trong công tác truyền thông, quảng bá, tạo đà thúc đẩy trong việc kích cầu, khôi phục du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội sau thời gian dài bị ảnh hưởng dịch Covid-19.
Được biết đến là nơi hội tụ linh khí của đất trời - nơi phát tích ba triều đại: Đinh, tiền Lê, Lý, mảnh đất Hoa Lư (Ninh Bình) còn được thiên nhiên ưu đãi ban tặng nhiều danh thắng "có một, không hai". Với lợi thế đó, Hoa Lư đã và đang tập trung đẩy mạnh phát triển, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội.
Các xã vùng cao huyện Tân Lạc (tỉnh Hòa Bình) gồm: Vân Sơn, Quyết Chiến và Ngổ Luông, cách trung tâm huyện khoảng 20 km về phía Tây, có diện tích tự nhiên 12.038 ha, dân số 8.700 người. Nơi đây sở hữu nguồn tài nguyên đa dạng, tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa đặc sắc, phong phú, hội tụ đầy đủ các điều kiện để phát triển du lịch.
Vào những ngày nghỉ lễ hay dịp cuối tuần, nhiều người yêu thiên nhiên có xu hướng tìm đến những nơi có phong cảnh đẹp để thư giãn và lưu lại các bức ảnh kỷ niệm. Nắm bắt thị hiếu đó, nhiều người dân ở Nam Định đã xây dựng mô hình trồng hoa làm dịch vụ đã thu hút nhiều người đến tham quan, chụp ảnh, vừa phát triển nông nghiệp, vừa có thêm thu nhập.