Suốt gần 2 năm qua, du lịch là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19. Ngành công nghiệp không khói gần như tê liệt hoàn toàn trước cơn bão dịch khiến hàng ngàn công ty, doanh nghiệp lữ hành, du lịch, dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, khu nghỉ dưỡng, cơ sở ăn uống… phải dừng hoạt động, kéo theo đó là hàng triệu lao động bị ngừng, mất việc làm, cuộc sống gặp không ít khó khăn.
Nhiều năm qua, hoạt động du lịch nông nghiệp, nông thôn đã được khai thác và phát huy thế mạnh với nhiều loại hình và sản phẩm du lịch như: du lịch tham quan các vườn dừa, vườn cây ăn trái, trải nghiệm sống trong nhà dân và tham gia sinh hoạt với người dân; tham quan và trải nghiệm tại các làng nghề truyền thống, thưởng thức những món ăn đặc trưng gắn liền với cây dừa…
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là chương trình quan trọng phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn, hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng và thực hiện một số mục tiêu về xây dựng nông thôn mới. Trong năm 2021, Chương trình đã nhận được sự quan tâm, tích cực tham gia của các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp, đặc biệt là các chủ thể sản xuất trên địa bàn tỉnh Kon Tum đăng ký tham gia với nhiều sản phẩm đa dạng và phong phú.
TP Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp) là vùng đất có lịch sử hình thành và phát triển cách nay hơn 300 năm, từng là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh. TP Sa Đéc có vị trí địa lý hết sức thuận lợi cho các hoạt động “giao thương” cả đường bộ lẫn đường thủy, dễ dàng kết nối TP Sa Đéc với các vùng lân cận trong và ngoài tỉnh.
Tuần Giáo (tỉnh Điện Biên) là huyện có nhiều tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch như: Du lịch sinh thái, du lịch lịch sử, du lịch cộng đồng. Và trong thực tế, một số tiềm năng, thế mạnh bước đầu đã được khai thác, góp phần giúp huyện thu hút hàng chục nghìn du khách đến tham quan, du lịch mỗi năm. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nhiều tiềm năng, thế mạnh du lịch của huyện chưa được khai thác, phát huy hiệu quả. Chính vì vậy, để đánh thức tiềm năng du lịch, huyện Tuần Giáo còn rất nhiều vấn đề cần quan tâm thực hiện.
Ngày 12/10, UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, vừa giao Sở Du lịch lập phương án phục hồi du lịch nội địa, bộ tiêu chí đánh giá an toàn phòng, chống dịch bệnh Covid-19 với hoạt động du lịch và phương án tổ chức thí điểm các chương trình du lịch trọn gói trước ngày 15/10.
Có tiềm năng, thế mạnh về phát triển du lịch, lại được khai thác bài bản trong thời gian qua đã giúp Vĩnh Phúc tạo được thương hiệu trên bản đồ du lịch Việt Nam và thế giới. Tuy nhiên, để gìn giữ và phát triển thương hiệu thì việc quảng bá thông qua những sự kiện văn hóa, thể thao có tầm cỡ sẽ mang lại cơ hội quý cho sự phát triển của ngành Du lịch tỉnh.
Những năm qua, tỉnh Bình Định quan tâm trùng tu, tôn tạo, chống xuống cấp các di tích tháp Champa, góp phần gìn giữ một loại hình di sản độc đáo của nhân loại, từng bước phát huy hiệu quả trong phát triển du lịch của tỉnh.
Du lịch tâm linh vốn là lợi thế của tỉnh Tây Ninh. Từ sau khi Bộ Chính trị có Nghị quyết 08 (tháng 1/2017) về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn thì lợi thế ấy càng được phát huy, cụ thể hóa bằng những chương trình hành động tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh.
Sà Dề Phìn là một xã trên cao nguyên huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, nằm ở độ cao trên 1.700m so với mực nước biển, quanh năm mây mù, sương phủ, khí hậu trong lành mát mẻ. Nơi đây được biết tới có những gốc chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi, có hồ nước Hoàng Hồ được quy hoạch làm khu du lịch sinh thái. Ngoài những địa điểm kể trên thời gian gần đây giới trẻ khám phá một điểm mang vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ thu hút nhiều bạn trẻ đến khám phá và trải nghiệm đó là 'Vực Thác' theo cách gọi của người dân nơi đây.
Thời gian qua, hạ tầng văn hóa, thể thao và du lịch trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã được đầu tư cơ bản, đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Ngành du lịch thu hút được nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách, từng bước phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ.
Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, các khu di tích, điểm du lịch, điểm tham quan cộng đồng và các cơ sở lưu trú du lịch hoạt động trở lại, từng bước giảm thiểu thiệt hại, khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, lấy lại đà tăng trưởng, góp phần phát triển kinh tế địa phương. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đồng Tháp đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch Phục hồi hoạt động du lịch trên địa bàn Tỉnh.
Cùng với du lịch Việt Nam, ngành du lịch Hòa Bình trải qua chặng đường hơn 61 năm xây dựng, trưởng thành. Đặc biệt, kể từ sau tái lập tỉnh, du lịch của tỉnh đã phát huy tiềm năng, lợi thế để vươn lên, đóng góp vào phát triển KT-XH của tỉnh.
So với các địa phương khác trong tỉnh, TP. Bạc Liêu hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi hơn để phát triển các loại hình du lịch. Vì vậy, TP. Bạc Liêu đã ban hành Chương trình hành động về phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2025 gắn với đẩy mạnh thu hút đầu tư và xem đây là một trong những giải pháp đột phá cho tăng trưởng kinh tế.
Ít có tỉnh thành nào lại có nhiều cù lao quanh phố như tỉnh Đồng Nai. Không chỉ là nơi sinh sống các hộ dân, lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa lâu đời, những cù lao còn góp phần làm nên nét đặc trưng riêng cho từng địa phương và là điểm du lịch lý thú cho du khách…