Thành phố Hà Nội sẽ ưu tiên nghiên cứu, đưa nghệ thuật ca kịch truyền thống vào các hoạt động dịch vụ du lịch để phục vụ du khách, giới thiệu, quảng bá các loại hình nghệ thuật truyền thống của Thủ đô tới bạn bè quốc tế.
Huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) sở hữu không gian nông nghiệp đặc thù, được ví như một “tiểu đồng bằng” của Tây Nguyên. Cùng với lợi thế về di sản văn hóa, thiên nhiên đặc trưng, huyện đang hướng đến xây dựng sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn.
Với ưu thế về khí hậu, cảnh quan, con người cùng bản sắc văn hóa đặc sắc, thị xã Nghĩa Lộ (tỉnh Yên Bái) có nhiều tiềm năng phát triển thương mại, dịch vụ gắn với du lịch. Do vậy, những năm qua, thị xã đã triển khai các chính sách hỗ trợ, đầu tư tạo sức bật cho thương mại, dịch vụ, du lịch phát triển gắn với mục tiêu xây dựng thị xã văn hóa - du lịch giai đoạn 2021 - 2025.
Thông tin từ Ban Quản lý di tích và danh thắng Hà Nội ngày 03/11, đơn vị đang xây dựng các phương án tổ chức đón khách tại các di tích, danh lam thắng cảnh trên địa bàn, phù hợp với từng cấp độ phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định của Chính phủ, Bộ Y tế và UBND thành phố Hà Nội.
Tình hình dịch bệnh đang dần được kiểm soát, ngành dịch vụ, du lịch tỉnh Lâm Đồng bắt đầu từng bước khôi phục. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp, cơ sở dịch vụ, du lịch vẫn tồn tại một số khó khăn nhất định. Nắm bắt được tình hình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh phối hợp với các địa phương, các sở, ban, ngành đã đưa ra một số kế hoạch và phương án phù hợp.
Xây dựng kế hoạch tổ chức, có phương án phòng, chống dịch theo từng cấp độ… là những yêu cầu bắt buộc đối với hoạt động văn hóa, du lịch trong tình hình mới. Mục tiêu hướng đến là giúp lĩnh vực văn hóa, du lịch duy trì hoạt động trong điều kiện tuyệt đối an toàn, góp phần bảo vệ tối đa sức khỏe và tính mạng của người dân.
Sau thời gian dài “đóng băng”, ngành du lịch Long An bắt đầu khởi động lại với một hành trình đầy khó khăn, thách thức và cũng có nhiều cơ hội. Các địa điểm du lịch, công ty lữ hành, dịch vụ tái khởi động, kèm theo đó là sự hỗ trợ từ các cơ quan quản lý nhà nước, xúc tiến du lịch nhằm phát huy tối đa thế mạnh du lịch của tỉnh trong bối cảnh hiện nay.
Là thành phố du lịch, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam, song lâu nay TP. Huế (Thừa Thiên Huế) chưa có nhiều địa điểm du lịch, dịch vụ về đêm. Phát triển các sản phẩm du lịch, dịch vụ ban đêm là đề án đang được TP. Huế và các ban ngành triển khai nhằm tạo ra nhiều điểm đến về đêm nhằm thu hút khách.
Là vùng đất giàu truyền thống văn hóa lịch sử và cách mạng, những năm qua, xã Mường Lai, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái khai thác tiềm năng thế mạnh sẵn có phát triển du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Dự kiến ngày 15/11/2021, tỉnh Bến Tre sẽ mở cửa đón khách du lịch (DL). TP. Bến Tre lập một số đoàn đến khảo sát và động viên doanh nghiệp (DN) tham gia hoạt động DL trở lại. Đồng thời, thành phố ưu tiên tiêm vắc-xin, quan tâm hỗ trợ cho cơ sở kinh doanh DL tiếp cận các chính sách miễn, giảm thuế, vay vốn để an tâm hoạt động.
Đợt dịch thứ 4 bùng phát ngay sau dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 khiến hầu hết các ngành dịch vụ bị ảnh hưởng, trầm trọng nhất phải kể đến ngành du lịch. Trong bối cảnh dịch bệnh đang được kiểm soát tốt, các đại phương đang tiếp tục khởi động lại du lịch một cách linh hoạt, an toàn, thích ứng với tình hình dịch bệnh.
Hồ Thuận Ninh nằm ở thôn M6, cách trung tâm xã Bình Tân, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định chừng 12 km, vốn là một thung lũng lớn được ngăn dòng, tích nước thành hồ chứa thủy lợi từ năm 1993. Với dung tích thiết kế 35,36 triệu m3, hồ Thuận Ninh đảm bảo cấp nước tưới cho 2.700 ha đất canh tác của huyện Tây Sơn và một phần của huyện Phù Cát.
Cứ mỗi độ thu về, khắp các triền ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) lại khoác lên mình sắc vàng óng ả với hương thơm quyến rũ đến nao lòng. Tháng 9, tháng 10, Mù Cang Chải vẫn luôn là điểm đến được đông đảo du khách lựa chọn. Năm nay, do dịch bệnh Covid-19, dù không được đón khách du lịch trong nước và quốc tế nhưng thời điểm này, Mù Cang Chải vẫn nô nức đón khách du lịch nội tỉnh.
Sau khi thông qua, tới đây nghị quyết về phát triển du lịch đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIV) sẽ chính thức được ban hành. Bước vào giai đoạn mới, du lịch Bình Thuận đặt mục tiêu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, là 1 trong 3 trụ cột phát triển kinh tế - xã hội của địa phương…
Sau một thời gian dừng hoạt động để phòng chống dịch bệnh Covid-19, tối 16/10/2021 huyện Lâm Bình (tỉnh Tuyên Quang) đã khởi động lại phố đi bộ nhằm tạo điều kiện cho nhân dân và du khách được gặp gỡ, giao lưu, hòa mình vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, quảng bá hình ảnh, con người nơi đây đến với du khách gần xa.