Nhờ triển khai nhiều giải pháp kích cầu du lịch, Khu du lịch Tam Đảo (Vĩnh Phúc) ngày càng thu hút đông đảo du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, góp phần tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, du lịch Tam Đảo vẫn còn mang nặng tính mùa vụ, ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch. Nhằm khắc phục điểm yếu này, các doanh nghiệp cần tạo ra những sản phẩm du lịch khác biệt để thu hút du khách trong cả năm.
Để Vĩnh Phúc trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn, an toàn, thân thiện trong mắt du khách trong nước và quốc tế, UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành chức năng, chính quyền các địa phương và tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn tiếp tục cải thiện môi trường du lịch; tăng tốc chuyển đổi số, xây dựng dịch vụ du lịch thông minh; bảo vệ môi trường (BVMT), thích ứng với biến đổi khí hậu; phát huy các giá trị văn hóa, di sản vốn có. Đồng thời, đẩy mạnh liên kết với các tỉnh, thành trong việc xây dựng các tour du lịch nội địa, đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến và quảng bá du lịch...
Hiện nay, một số mô hình kinh tế du lịch ban đêm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã được hình thành nhưng mới chỉ phục vụ nhu cầu mua sắm, ẩm thực và đóng cửa trước 23 giờ. Điều dễ nhận thấy là quy mô tổ chức, lĩnh vực hoạt động chưa được đầu tư bài bản và đồng bộ. Chợ đêm, phố đi bộ hoạt động không thường xuyên và chưa tạo ra sản phẩm độc đáo, đủ sức hấp dẫn khách du lịch.
Đền Hùng và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là di sản văn hóa vật thể, phi vật thể độc đáo, riêng biệt của dân tộc Việt Nam, được gìn giữ, duy trì theo suốt chiều dài lịch sử, từ các triều đại phong kiến cho đến ngày nay.
Sau thời gian chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, du lịch Quảng Ninh đã và đang phục hồi mạnh mẽ. Năm 2023 này, đánh dấu sự trở lại sôi động của các điểm đến trên địa bàn tỉnh. Quảng Ninh đang phấn đấu, quyết tâm cao về đích đón 15 triệu lượt du khách.
Từng bước ứng dụng công nghệ thông tin để tiếp cận khách tham quan về cả chiều rộng và chiều sâu, mở thêm không gian trưng bày mới tăng sức hút đang là những nỗ lực của các bảo tàng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng để thu hút du khách, đặc biệt là du khách quốc tế.
Vùng đất Sơn La với phong cảnh núi non hùng vĩ, hữu tình, cùng nền văn hóa đa sắc tộc đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho những sáng tác văn học để đời. Những áng thơ, văn gắn với miền đất, lịch sử và con người Sơn La, hình thành sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn riêng có.
Chính quyền, doanh nghiệp và người dân Phú Quốc (Kiên Giang) có nhiều hoạt động lan tỏa thông điệp “Tôi yêu Phú Quốc” đến du khách trong và ngoài nước nhằm xây dựng hình ảnh du lịch Phú Quốc “đặc sắc - chuyên nghiệp - an toàn - sạch, đẹp - văn minh”.
Trưa 15/11, Hiệp hội Du lịch TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng Chi hội Golf Du lịch Sài Gòn tổ chức họp báo thông tin về việc tổ chức giải đấu “Saigon Tourism Society” 2023.
Để nâng cao chất lượng, phát huy hiệu quả các khu phố đêm trên địa bàn, TP. Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) xây dựng các khu vực công cộng dành cho các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trang trí ánh sáng, trò chơi ngoài trời… nhằm tạo ra không gian mở cho du khách tương tác và gắn kết với nhau, tạo sự sôi động và định hình phong cách cho các khu phố.
Để kinh tế đêm thật sự trở thành “đòn bẩy” phục vụ người dân và hút du khách, UBND TP Tuy Hòa (Phú Yên) vừa tổ chức họp nghe báo cáo dự thảo Đề án phát triển kinh tế ban đêm trên địa bàn thành phố.
Nhật Bản là một trong những thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, do chưa có đường bay thẳng, lượng khách từ xứ sở hoa anh đào đến Khánh Hòa còn khá khiêm tốn. Thực hiện định hướng đa dạng hóa thị trường khách quốc tế, ngành Du lịch Khánh Hòa đang nỗ lực xúc tiến quảng bá để thu hút khách Nhật Bản.
Thời gian qua, công tác quảng bá, xúc tiến du lịch luôn được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL), Hiệp hội Du lịch Nam Định quan tâm đẩy mạnh thực hiện bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: tổ chức các cuộc thi ảnh, thiết kế logo du lịch Nam Định; xuất bản sách “Ảnh du lịch Nam Định”, bản đồ “Du lịch Nam Định”; tổ chức Hội chợ Du lịch thương mại Nam Định; tham gia các gian hàng hội chợ quảng bá, xúc tiến du lịch trong khu vực và các tỉnh, thành phố trên cả nước... Qua đó, tăng cường tuyên truyền, giới thiệu những sản phẩm du lịch đặc trưng và tiềm năng, thế mạnh du lịch; cơ chế chính sách thu hút đầu tư của tỉnh đến các đối tác kinh doanh dịch vụ du lịch và đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Ẩm thực được xem là yếu tố quan trọng góp phần không nhỏ trong việc thu hút du khách đến trải nghiệm, thưởng thức. Theo đó, ngành du lịch thành phố Đà Nẵng đã nỗ lực làm mới, nâng tầm các món ăn cũng như nâng cao chất lượng phục vụ du khách nhằm góp phần quảng bá ẩm thực như là sản phẩm đặc sắc để thu hút khách trong nước và quốc tế.
Chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc các dân tộc thiểu số (DTTS) trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng thông qua xây dựng các mô hình đội văn nghệ bảo tồn dân ca, dân vũ, dân nhạc các DTTS (gọi tắt là đội văn nghệ) đang là hướng đi tích cực được tỉnh Yên Bái lựa chọn để giải quyết bài toán bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa và đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.