Năm 2021 đánh dấu những nỗ lực của Hội Bảo tồn di sản văn hóa và du lịch tâm linh tỉnh Khánh Hòa với nhiều hoạt động chuyên môn cũng như công tác xã hội. Qua đó, góp phần bảo tồn các di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh.
Thời gian qua, công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa trên địa bàn TP Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) được chú trọng khai thác, nhất là phát huy thế mạnh các di sản văn hóa kết hợp với phát triển du lịch, dịch vụ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố thường xuyên được khảo sát, tổ chức tọa đàm về nghi thức lễ, trang trí các câu liễn đối, hoành phi nhằm giữ gìn và phát huy giá trị lịch sử của các di tích, nhất là gắn với phát triển sản xuất và kinh doanh trên địa bàn thành phố.
Chiều ngày 27/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức họp với các doanh nghiệp du lịch để trao đổi về các chương trình thu hút du khách, phục hồi ngành du lịch sau những ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19.
Chiều ngày 25/12, tại TP. Đà Nẵng, Sở Du lịch Bình Định phối hợp với Sở Du lịch TP. Đà Nẵng tổ chức hội nghị liên kết phát triển du lịch giữa hai địa phương trong giai đoạn bình thường mới.
Đây là ý kiến của các đại biểu tại Phiên chuyên đề của Hội thảo du lịch 2021 “Du lịch Việt Nam - phục hồi và phát triển” diễn ra vào sáng ngày 25/12 tại Nghệ An.
Quảng Ninh đã sẵn sàng các điều kiện để mở cửa du lịch ở mức thích ứng cao nhất là đón khách quốc tế. Khách du lịch quốc tế sẽ được trải nghiệm tại những địa điểm vui chơi, nghỉ dưỡng khép kín, biệt lập như đi tàu nghỉ đêm trên vịnh Hạ Long, nghỉ dưỡng dưới chân núi Yên Tử hay các khu lưu trú cao cấp khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 128 về quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” nhằm thực hiện mục tiêu kép vừa bảo đảm sức khỏe của người dân vừa khôi phục và phát triển KT-XH. Tỉnh Hà Giang, đến nay cơ bản kiểm soát được dịch bệnh, UBND tỉnh ban hành kế hoạch và triển khai các giải pháp thích ứng an toàn, trong phòng chống dịch Covid-19 và phục hồi phát triển KT-XH trên địa bàn. Theo đó, du lịch cũng bắt đầu mở cửa, các điểm du lịch cùng một số dịch vụ được phép đón khách trở lại.
Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch Bạc Liêu (Sở VHTTTTDL) vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 12/11/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XVI) về phát triển vùng phía Bắc Quốc lộ 1A đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, xác định mục tiêu trọng tâm là đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy lợi thế hệ thống các giá trị di tích lịch sử, các lễ hội truyền thống, văn hóa ẩm thực và hệ thống sông nước, những cánh đồng lớn của vùng nhằm phát triển du lịch.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn, xu hướng du lịch sinh thái, tìm về với thiên nhiên, những nơi hoang sơ, vắng vẻ được nhiều du khách lựa chọn. Các khu du lịch (KDL), điểm đến của tỉnh Hòa Bình đang thu hút khách nhờ vào lợi thế này.
Đến với du lịch cộng đồng (DLCĐ) huyện Đà Bắc, du khách nhớ ghé thăm Đá Bia (nay thuộc xóm Đức Phong, xã Tiền Phong). Nơi đây là một trong rất ít những nơi sinh sống tập trung của cộng đồng người Mường Ao Tá. Bà con còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa độc đáo của dân tộc mình.
Thực hiện kế hoạch phục hồi và phát triển du lịch trong trạng thái bình thường mới, huyện Lạc Dương (tỉnh Lâm Đồng) đã và đang nỗ lực đảm bảo mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; kết hợp hài hòa giữa an toàn phòng, chống dịch bệnh và hoạt động du lịch, dịch vụ.
Đó là thông tin mà nhiều hợp tác xã (HTX) trong tỉnh Bình Thuận rất mong đợi để có dịp trưng bày, giới thiệu sản phẩm đến khách du lịch và người dân, đặc biệt là những sản phẩm của các HTX được công nhận OCOP 3 - 4 sao.
Các địa phương khu vực vùng núi ở Quảng Ninh có thế mạnh cảnh quan thiên nhiên và nét văn hóa đặc sắc, khác biệt của các dân tộc thiểu số, ngược lại cũng là nơi có điều kiện kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn. Vì vậy, giải bài toán phát triển du lịch cộng đồng ở vùng cao, vùng dân tộc thiểu số Quảng Ninh cần có thêm trợ lực khi khởi động trở lại, nhất là sau tác động nặng nề từ đại dịch Covid-19 suốt hai năm qua.
Chợ phiên Tân Thành (TP Hội An, Quảng Nam) ra đời cuối năm 2020 và nhiều lần phải hoãn, hủy vì thiên tai, dịch bệnh, song vẫn kịp tạo dấu ấn đặc biệt và trở thành một điểm hẹn hấp dẫn của cả khách du lịch lẫn cộng đồng cư dân. Chợ nằm kề bên bãi biển xinh đẹp với cát trắng, nắng vàng, người đi chợ xong có thể ra tắm biển, thư giãn hay thưởng thức hải sản tươi ngon.
Thuyền độc mộc là một giá trị văn hóa truyền thống, gắn bó với đời sống sinh hoạt của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số từ bao đời nay. Sự mộc mạc, gần gũi, đậm chất hoang sơ làm cho loại hình phương tiện di chuyển trên sông này trở nên vô cùng độc đáo.