Vào lúc 8h06’, thứ Hai ngày 28/6/2021, video clip với chủ đề “Việt Nam: Đi Để Yêu! - Về với Ninh Bình” đã chính thức ra mắt trên nền tảng YouTube, đưa du khách đến với hành trình đầy cảm xúc tại mảnh đất Ninh Bình.
Chiều ngày 22/6, tại quần thể Du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC Quy Nhơn (xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), Sở Du lịch tỉnh Bình Định tổ chức Chương trình kích cầu du lịch “Người Bình Định đi du lịch Bình Định”. Sự kiện có sự tham dự của khoảng 50 đại biểu là đại diện doanh nghiệp kinh doanh du lịch, lữ hành và đại diện các sở, ngành của tỉnh Bình Định.
Văn Lâm là một vùng đất có bề dày về truyền thống lịch sử văn hóa, văn hiến từ lâu đời. Trên địa bàn huyện còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử, văn hóa có giá trị độc đáo; nhiều làng nghề truyền thống mang nét đặc trưng.
Gia Lai được du khách biết đến nhiều không chỉ bởi những nét văn hóa bản địa đặc sắc, cùng vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng Tây Nguyên. Những năm gần đây, công tác xúc tiến, quảng bá du lịch được chú trọng, du lịch Gia Lai đang tạo ra thị trường đầy tiềm năng cho việc tiêu thụ các mặt hàng lưu niệm, nhất là các đặc sản và sản phẩm thủ công mỹ nghệ như những chiếc gùi, quả bầu, chuông gió, mô hình nhà sàn; những sản phẩm thổ cẩm như túi, ví, áo, váy; những sản vật của núi rừng Tây Nguyên như rượu cần, măng khô, mật ong; những đặc sản đã trở thành thương hiệu như: tiêu sạch Chư Sê, cà phê Thu Hà, Trung Nguyên, sâm Ngọc Linh…
Với cảnh quan thiên nhiên đa dạng, kỳ thú, xã Lạc Lương (huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình) có nhiều tiềm năng phát triển, hứa hẹn trở thành điểm du lịch sinh thái hút du khách trong tương lai.
Chỉnh trang cơ sở vật chất; tăng cường giải pháp phòng, chống dịch Covid-19; xây dựng, phát triển các chương trình tham quan mới lạ, hấp dẫn… là những nội dung đang được triển khai những ngày này tại nhiều bảo tàng, di tích trên địa bàn thành phố Hà Nội. Việc làm này nhằm chuẩn bị chu đáo các điều kiện, sẵn sàng đón khách trở lại cho các điểm đến, sau thời gian dài tạm đóng cửa để bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19.
Đây là mục tiêu xây dựng huyện Tam Đảo thành thị xã Tam Đảo vào năm 2030 theo Đề án phát triển du lịch huyện Tam Đảo đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại Quyết định số 1508/QĐ-UBND ngày 09/6/2021.
Những năm gần đây, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã mạnh dạn khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch cộng đồng dựa trên giá trị văn hóa truyền thống, tạo ra các sản phẩm độc đáo, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Từ đó, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua du lịch và nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn.
Sáng 15/6, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Đồng Tháp tổ chức Hội thảo lấy ý kiến các ngành và chuyên gia góp ý dự thảo Kết luận của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XI tiếp tục thực hiện Đề án Tạo dựng hình ảnh địa phương gắn với Phát triển du lịch Đồng Tháp giai đoạn 2021 - 2025.
Chính phủ đồng ý với ý kiến của Bộ Xây dựng về việc triển khai quy hoạch trong Khu du lịch Quốc gia Ba Vì - Suối Hai, (huyện Ba Vì, TP Hà Nội).
Ngày 08/6/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã ban hành Quyết định số 1492/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp hỗ trợ khách du lịch trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, quyết định này ban hành thay thế quyết định 157/QĐ-UBND ngày 21/01/2015 và Quyết định 2725/QĐ-UBND ngày 30/9/2015 của UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành quy chế phối hợp công tác giữa các cơ quan chức năng trong việc hỗ trợ khách du lịch trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Từ đầu tháng 7/2021, tỉnh Quảng Nam sẽ triển khai chương trình hỗ trợ cho 13 di tích tư nhân tại khu vực phố cổ Hội An để bù đắp một phần chi phí, qua đó giúp các di tích này duy trì việc mở cửa đón khách tham quan.
Liên kết vùng được xem là giải pháp bền vững để thu hút, phát triển du lịch. Trong hành trình tạo mối liên kết ấy, Tuyên Quang tập trung thu hút đầu tư, triển khai các dự án, công trình trọng điểm, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt là Khu du lịch sinh thái Na Hang, phát triển toàn diện.
Ngày 08/6, UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành văn bản số 3522/UBND-KGVX về một số hoạt động, dịch vụ được phép hoạt động trở lại và các biện pháp áp dụng phòng, chống dịch COVID-19.
Sau 12 năm được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp (năm 2009), ca trù của Việt Nam đã trở lại mạnh mẽ. Đặc biệt, tại thành phố Hà Nội, nơi được coi là một trong những cái nôi ca trù lớn nhất cả nước, loại hình nghệ thuật này đang từng bước lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Hoạt động của các giáo phường, câu lạc bộ ở cả nội, ngoại thành đã, đang góp phần bảo tồn, phát huy nghệ thuật ca trù, từ đó tạo sức sống lâu bền cho di sản...