UBND Tp. Hải Phòng vừa ban hành Kế hoạch số 117/KH-UBND triển khai cơ cấu lại ngành dịch vụ đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.
Ghi nhận tại các điểm du lịch, nhất là tại các điểm du lịch miền biển trong tỉnh, sau khi được phép mở cửa đón khách trở lại, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch khẩn trương quảng bá điểm đến lý tưởng của mình để thu hút du khách đến nghỉ lễ. Nhờ đó, lượng du khách đến với Ninh Thuận nghỉ dưỡng, khám phá vẻ đẹp hoang sơ của biển, các danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa đặc trưng của vùng đất nắng Ninh Thuận khá đông.
Trong bốn ngày nghỉ dịp 30/4 và 1/5 vừa qua, du lịch nhiều địa phương trong cả nước đã từng bước khôi phục và hoạt động trở lại sau thời gian dài thực hiện biện pháp cách ly xã hội để phòng, chống dịch Covid-19. Bên cạnh việc tăng cường quản lý chặt chẽ, bảo đảm an toàn cho khách du lịch, triển khai nhiều giải pháp phù hợp đón và phục vụ khách du lịch trong nước, lượng khách đang dần quay trở lại, cho thấy cơ hội hồi phục của ngành du lịch Việt Nam.
UBND tỉnh Lào Cai ban hành văn bản hỏa tốc số 1837/UBND-VX ngày 27/4/2020 về việc thực hiện Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống COVID-19 trong tình hình mới, trong đó cho phép hoạt động trở lại các khu, điểm du lịch, danh thắng, các điểm du lịch cộng đồng, cơ sở kinh doanh lưu trú, homestay kể từ ngày 28/4/2020.
Có thể nói năm 2020 là một năm cực kỳ khó khăn cho nền kinh tế vừa nước mặn xâm nhập vừa dịch bệnh Covid-19 làm ảnh hưởng đến nhiều ngành, trong đó phải nói đến ngành du lịch chịu ảnh hưởng không nhỏ. Thường kỳ cứ vào những tháng đầu năm được xem như mùa thu hoạch hái ra tiền của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, điểm đến lúc nào cũng tấp nập khách đến tham quan.
Sáng ngày 25/4/2020, Sở Du lịch Kiên Giang đã có văn bản số 153/SDL-QLDL cho phép các đơn vị lữ hành, các khu điểm du lịch trên địa bàn tỉnh được phép hoạt động trở lại nhưng chỉ được đón khách du lịch nội địa, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đến tham quan du lịch.
Là một trong những vườn quốc gia (VQG) sở hữu tính đa dạng sinh học cao, VQG Phước Bình có nhiều tiềm năng và cơ hội thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái cộng đồng nhằm thu hút khách du lịch khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa bản địa.
(TITC) – Nhằm chủ động tạo đà phát triển du lịch sau dịch COVID-19, Sở Du lịch Khánh Hòa đã xây dựng những kịch bản ưu tiên thực hiện để phát triển Ngành.
Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19 ngày 20/4.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng phát biểu tại chương trình khai mạc Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc-Di sản văn hóa Việt Nam”, năm 2019: Nguồn lực lớn nhất của Tổ quốc ta chính là gần 100 triệu đồng bào trong và ngoài nước thuộc 54 dân tộc anh em.
“See you in Đà Nẵng” (tạm dịch: Hẹn gặp tại Đà Nẵng) là tên một chiến dịch được Trung tâm Xúc tiến Du lịch thành phố triển khai trong thời gian cách ly xã hội 15 ngày (từ ngày 1 đến ngày 15/4). Chiến dịch này được thực hiện nhằm quảng bá, giới thiệu những điểm đến, những khung cảnh đẹp của Đà Nẵng và thành phố luôn chờ đón du khách sau khi Covid-19 được đẩy lùi. Chiến dịch này đã thu hút đông đảo sự quan tâm của nhiều bạn trẻ, du khách trong nước và quốc tế trên các trang mạng xã hội...
Phát huy những kết quả đạt được từ đầu năm tới nay, trong thời gian tiếp theo, ngành du lịch tỉnh Long An sẽ tiếp tục phối hợp triển khai thực hiện công tác quản lý nhà nước về du lịch với Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện, thị xã và thành phố ; hướng dẫn thủ tục, hồ sơ thẩm định, xếp hạng các khách sạn trên địa bàn; cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch; cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa theo quy định Luật Du lịch 2017.
Cao Bằng xác định du lịch là một trong ba đột phá chiến lược để phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2020 – 2025
(TITC) - Ngày 9/4/2020, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Lê Quang Tùng đã ký văn bản số 1399/BVHTTDL-TCDL gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc đề xuất bổ sung các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành Du lịch bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Chịu tác động mạnh từ dịch bệnh COVID-19, có thể nói, ngành du lịch Việt Nam (DLVN) thời gian này đang “tê liệt” cục bộ. Những người làm du lịch chấp nhận thiệt hại, với quan điểm biến thách thức thành cơ hội và phải hành động, với lạc quan tin tưởng, rằng đây cũng chỉ là bước lùi để khởi động cho bước tiến dài và xa hơn, đặc biệt là dưới sự trợ giúp của công nghiệp 4.0.