Tỉnh Điện Biên đã chuẩn bị chu đáo, kỹ càng nhất cho Năm Du lịch quốc gia 2024 và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử (07/5/1954 - 07/5/2024). Phóng viên TTXVN đã có cuộc phỏng vấn ông Lê Thành Đô, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên về Chương trình này.
Với mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, tỉnh Thái Nguyên đã và đang tập trung nguồn lực, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm “đánh thức” tiềm năng du lịch của tỉnh, tập trung hình thành các sản phẩm du lịch độc đáo, đặc trưng, có thương hiệu và khả năng cạnh tranh cao, tạo điểm nhấn thu hút du khách.
Là tỉnh miền núi biên giới có lịch sử hình thành, phát triển lâu đời, Cao Bằng được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều thắng cảnh đẹp nổi tiếng, cùng những nét văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc. Phát huy lợi thế từ nguồn tài nguyên tự nhiên, nhân văn dồi dào này, Cao Bằng đã và đang nỗ lực từng bước để khẳng định vị thế là trung tâm du lịch của khu vực trung du miền núi phía bắc.
Với bề dày lịch sử được thiên nhiên ban tặng vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vỹ, Trùng Khánh là điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi đến Cao Bằng. Nổi bật nhất là danh thắng cảnh thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, Mắt Thần núi; nhiều phong cảnh thiên nhiên đẹp như sông Quây Sơn, sông Bắc Vọng, hồ Bản Viết, các cánh đồng Phong Nặm, Ngọc Khê, Ngọc Côn dọc hai bên bờ sông Quây Sơn... 
Với đặc trưng tự nhiên, xã hội, được ví như "một Việt Nam thu nhỏ”, Quảng Ninh có đa dạng các đặc sản trên rừng dưới biển, ẩm thực của các vùng miền, đồng bào dân tộc. Đây được coi là thế mạnh tạo điểm nhấn, thúc đẩy, hút khách du lịch.
Khai thác tiềm năng, lợi thế sẵn có, quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng vật chất, du lịch Vĩnh Phúc ngày càng khởi sắc. Hiện thực hóa mục tiêu đưa Vĩnh Phúc trở thành điểm đến hàng đầu về du lịch nghỉ dưỡng có thương hiệu, có năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế, các cấp, ngành chức năng và địa phương đã và đang tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp, huy động nhiều nguồn lực triển khai thực hiện theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt.
Những năm qua, huyện Văn Yên (Yên Bái) quan tâm tăng cường công tác quản lý, bảo tồn các lễ hội truyền thống, di tích văn hoá gắn với quảng bá, phát huy, thu hút khách du lịch. Nhờ đó, lượng khách đến tham quan, chiêm bái và tham gia các lễ hội đầu năm trên địa bàn huyện tăng cao, thúc đẩy và tạo động lực cho du lịch vùng đất quế ngày càng phát triển.
Với lợi thế vừa tạo cơ hội nâng cao, rèn luyện thể chất, vừa mang đến trải nghiệm khám phá, du lịch thể thao đang là xu hướng được nhiều du khách lựa chọn.
Những ngày đầu Xuân Giáp Thìn 2024, tại các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, lượng khách tham quan đã tăng đột biến. Chỉ tính riêng trong 5 ngày (từ 10 đến 14/02), các điểm đến đón tiếp gần 200.000 lượt du khách (tăng hơn 60.000 lượt khách), tổng doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 60 tỷ đồng (tăng hơn 40 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2023). Đây là tín hiệu khả quan của ngành Du lịch Thái Nguyên trong năm 2024.
(TITC) - Ngày 23/02/2024, thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đã ký ban hành Kết luận số 72-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/1/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Bến Tre có các dạng di tích (DT) thuộc loại hình DT lịch sử và DT kiến trúc nghệ thuật. Cụ thể có 2 DT quốc gia đặc biệt thuộc loại hình lịch sử; 16 DT cấp quốc gia (7 DT kiến trúc nghệ thuật, 9 DT lịch sử); DT cấp tỉnh có 23 DT kiến trúc nghệ thuật và 37 DT lịch sử. Một số DT đã trở thành các điểm tham quan du lịch, góp phần phát huy giá trị truyền thống lịch sử văn hóa của địa phương, quảng bá, giới thiệu hình ảnh, lịch sử văn hóa đến du khách trong và ngoài nước.  
Những ngày đất trời vào xuân, dạo quanh các di tích nổi tiếng ở thành phố Hưng Yên (tỉnh Hưng Yên) như: Văn Miếu Xích Đằng, chùa Chuông, đền Trần, đền Mẫu… có thể cảm nhận rõ không khí vui tươi, nhộn nhịp khi các đoàn khách khắp nơi về đây thưởng ngoạn, chiêm bái, cầu điều tốt lành cho năm mới.
Là một trong 3 huyện duyên hải và nằm ở cuối dải cù lao Minh, Thạnh Phú (Bến Tre) có 26km bờ biển tiếp giáp Biển Đông, với nhiều sông rạch, cồn bãi; hai bên là sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên phù sa bồi đắp. Cùng bề dày lịch sử khẩn hoang vùng đất Tây Nam Bộ và trải qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, có nhiều di tích, chứng tích lịch sử để lại, với các công trình mang đậm dấu ấn lịch sử văn hóa. Do đó, ngoài thế mạnh về phát triển du lịch (DL) biển, DL sinh thái… còn có thế mạnh khác là DL văn hóa - lịch sử - tâm linh - tín ngưỡng dân gian.
Du lịch có tính chất mạo hiểm đang hấp dẫn với những người thích cảm giác mạnh trải nghiệm. Với địa hình đa dạng, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) có nhiều ưu thế để phát triển loại hình du lịch này.
Thừa Thiên Huế bên cạnh đẩy mạnh xây dựng nghiên cứu nhằm hoàn thiện hệ thống hồ sơ khoa học về các lễ hội, cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục các giá trị của lễ hội, lựa chọn để quảng bá những nét đẹp, hạn chế những lễ hội có những hình ảnh phản cảm.