Những năm qua, cùng với sự đồng hành từ các nguồn lực, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) tập trung đẩy mạnh, xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ các loại hình du lịch như tham quan, nông nghiệp và cộng đồng, qua đó có nhiều đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Phố đi bộ Bạch Đằng (quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng) thu hút đông đảo người dân, du khách tham quan, trải nghiệm với nhiều hoạt động, dịch vụ hấp dẫn. Cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tăng cường rà soát, kiểm tra tình hình an ninh trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm… nhằm bảo đảm tuyến phố an toàn, văn minh.
Hưng Yên là nơi lưu giữ, bảo tồn nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể mang đậm bản sắc văn hóa của vùng đồng bằng Bắc Bộ, hiện đang được khai thác gắn với phát triển du lịch.
Lợi thế về cảnh quan, di sản văn hóa, nét cổ kính, trầm mặc của đền đài, cung điện, di tích, kiến trúc..., Huế đang là điểm đến được các nhà làm phim lựa chọn. Đây cũng là cơ hội để điện ảnh đưa du lịch Huế vươn xa.
Việc thành phố Hà Nội ban hành Quy định quản lý và khai thác hồ Tây góp phần tạo đà phát triển du lịch quận Tây Hồ - địa bàn có nhiều tiềm năng, lợi thế về cảnh quan, di sản và nghề truyền thống. Tuy nhiên, để du lịch phát triển xứng tầm, quận Tây Hồ vẫn cần xây dựng, điều chỉnh nhiều chính sách phát triển.
Nha Trang - Khánh Hòa từ lâu đã trở thành một địa chỉ sáng giá nhận được nhiều sự quan tâm của các ca sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng đến biểu diễn. Đặc biệt, mấy năm gần đây, tại nhiều sự kiện biểu diễn nghệ thuật lớn được tổ chức ở thành phố này, sự xuất hiện của các ngôi sao tên tuổi đã thu hút lượng lớn người hâm mộ đến xem, trong đó có nhiều khách du lịch.
Hiện đang là mùa cao điểm du lịch hè, là địa phương hội tụ nhiều lợi thế về cảnh quan và chỉ cách Hà Nội khoảng 1 giờ di chuyển cùng hệ thống nhà hàng, khách sạn đạt tiêu chuẩn cao, tỉnh Vĩnh Phúc đã và đang phát huy tiềm năng du lịch MICE nhằm mang lại lợi ích lớn cho ngành du lịch nhờ khả năng chi tiêu cao của khách hàng. 
Dù là địa phương "đi sau” về du lịch, song với tiềm năng được ví như có cả "Sa Pa, Hạ Long” trong lòng phố núi cùng nét văn hóa đặc trưng và hướng đi mới, cái tên "Đà Bắc” đang mỗi ngày định hình một rõ nét trong lòng du khách.
Huyện Định Quán (tỉnh Đồng Nai) có nhiều tiềm năng phát triển lĩnh vực thương mại, dịch vụ tổng hợp, đặc biệt là phát triển các loại hình dịch vụ du lịch.
Trong mỗi chuyến đi, nhu cầu của du khách hiện nay không chỉ là khám phá những điểm đến hấp dẫn hay trải nghiệm nét văn hóa, ẩm thực độc đáo của vùng đất, con người bản địa mà còn muốn mua những món quà ý nghĩa về tặng người thân, bạn bè. Chính vì vậy, nhiều địa phương trong tỉnh Bạc Liêu đang tập trung phát triển sản phẩm quà tặng lưu niệm, đặc sản mang đặc trưng riêng để nâng cao hơn nữa doanh thu dịch vụ và tạo thêm điểm cộng với du khách.
Du lịch Kiên Giang ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng trong đóng góp tăng trưởng chung của tỉnh. Tỉnh tiếp tục tập trung nguồn lực thúc đẩy du lịch phát triển thành ngành kinh tế trọng yếu, đột phá của tỉnh.  
Khởi đầu từ một địa phương có sản phẩm du lịch đơn điệu, thậm chí chỉ là trạm dừng trên cung đường xuôi về phương Nam, nhưng bằng nội lực và khát vọng phát triển, du lịch Bạc Liêu hôm nay đã chuyển mình bằng những điểm đến mang thương hiệu. Nhiều tài nguyên, thế mạnh từng bước được khai thác đã vẽ nên bức tranh du lịch nhiều gam màu rực rỡ, đưa du lịch vươn tầm trở thành một trong 5 trụ cột phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Thời gian qua, du lịch của tỉnh Lạng Sơn đang có bước phát triển mạnh mẽ, lượng khách du lịch đến Lạng Sơn ngày gia tăng. Để ngành du lịch của tỉnh phát triển bền vững, cơ quan chuyên môn đã và đang triển khai các giải pháp phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường.
Loại hình du lịch kết hợp thể thao (sport tourism) đang dần trở thành một trong những sản phẩm du lịch chủ lực của Hải Phòng. Các sự kiện thể thao hấp dẫn được nhiều địa phương, doanh nghiệp quan tâm tổ chức với hình thức, quy mô đa dạng, phong phú, góp phần gia tăng trải nghiệm và thu hút khách du lịch đến với thành phố Cảng ngày càng nhiều hơn.
Vừa qua, TP Hạ Long (Quảng Ninh) đã phê duyệt Đề án “Hạ Long - Thành phố lễ hội”. Theo đó, Đề án sẽ được thực hiện từ năm 2025 với mục tiêu bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, các di sản văn hoá phi vật thể trên địa bàn qua việc tổ chức các lễ hội, sự kiện, gắn với mục tiêu xây dựng Hạ Long là Thành phố lễ hội, trung tâm du lịch quốc gia, mang tầm quốc tế.