Khi giá vé máy bay liên tục tăng cao, cùng với giao thông đường bộ nhiều người dân đang dần chuyển sang lựa chọn phương tiện tàu hỏa để đi lại và du lịch.
Xác định đẩy mạnh liên kết, hợp tác phát triển văn hóa, nhất là văn hóa bản địa, truyền thống là yếu tố quan trọng trong phát triển kinh tế du lịch bền vững, những năm qua, tỉnh Nam Định đã tăng cường phối hợp với các bộ, ngành Trung ương và các địa phương tập trung phát triển đa đạng các sản phẩm văn hóa, du lịch có chất lượng, gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, lịch sử truyền thống của dân tộc.
Những năm gần đây, tỉnh Đồng Tháp tập trung xây dựng văn hóa, con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước theo đúng tinh thần Nghị quyết số 33 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI và Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Quán triệt tinh thần đó, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 06 về “Xây dựng văn hóa và con người Đồng Tháp nghĩa tình, năng động, sáng tạo” và Kết luận số 249 về tiếp tục đẩy mạnh phát triển du lịch, góp phần tạo dựng hình ảnh tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021 - 2025. Qua đó, phát huy các hệ giá trị văn hóa thúc đẩy phát triển du lịch trên địa bàn.
Chương trình tháng 6 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) hướng tới chào mừng Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 mang chủ đề “Truyền thống văn hóa gia đình các dân tộc Việt Nam” với nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn.
Thời gian gần đây, xu hướng đi du lịch rời phố về quê, nhất là trải nghiệm không gian chợ quê ngày càng phát triển đã mở ra cơ hội cho các địa phương đầu tư các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng thị hiếu của du khách. Trên thực tế, mô hình chợ quê đã có ở Bạc Liêu nhưng chỉ diễn ra vào dịp tết Nguyên đán hằng năm, do đó rất cần được định hình thành một sản phẩm cố định để nâng cao khả năng thu hút, cạnh tranh khách trong bối cảnh hiện nay.
Để thu hút khách du lịch đến Đà Nẵng, ngành du lịch thành phố và các doanh nghiệp du lịch nỗ lực kết nối, hợp tác mở rộng các thị trường khách, đặc biệt là các thị trường du lịch quốc tế mục tiêu.
Với trên 10.500 ha diện tích mặt nước lòng hồ Thủy điện Sơn La xung quanh được bao bọc bởi những dãy núi cao hùng vĩ, với nhiều đảo nổi, đảo chìm tạo nên một cảnh quan kỳ vĩ, Quỳnh Nhai được ví như “Vịnh Hạ Long” của vùng Tây Bắc. Phát huy tiềm năng, lợi thế đó, huyện Quỳnh Nhai tập trung triển khai nhiều giải pháp, xây dựng vùng lòng hồ trở thành điểm du lịch hấp dẫn.
Thành phố Đà Nẵng đang bước vào mùa cao điểm du lịch hè, do đó công tác bảo đảm trật tự, mỹ quan tại các điểm có đông du khách tham quan được các địa phương, đơn vị quan tâm.
Ban Chỉ đạo phát triển du lịch quận Thốt Nốt (TP Cần Thơ) vừa ban hành Kế hoạch số 34/KH-BCĐ về phát triển du lịch quận Thốt Nốt năm 2024. Kế hoạch này được triển khai thực hiện với mong muốn khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, văn hóa; cơ sở hạ tầng và dịch vụ sẵn có để phát triển các mô hình du lịch, mô hình sản xuất thân thiện môi trường...
Là vùng đất chứa đựng nền văn hóa phong phú và giàu bản sắc của cộng đồng các dân tộc anh em, công tác quản lý, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn tỉnh Cao Bằng thời gian qua được triển khai hiệu quả, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, đồng thời kết nối giữa di sản văn hóa với phát triển du lịch.
Hoàng Su Phì, mảnh đất cửa ngõ phía Tây của tỉnh Hà Giang có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, con người thân thiện, mến khách cùng nét văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện đã chú trọng đầu tư, khai thác hiệu quả tiềm năng về du lịch một cách bền vững.
24 năm tổ chức, một chặng đường không dài với cộng đồng Festival chuyên nghiệp trên thế giới, Festival Huế đã đạt được những thành tựu nổi bật với giá trị thương hiệu của mình và trở thành một lễ hội văn hóa - nghệ thuật có quy mô quốc gia và tầm cỡ quốc tế.
Với 36 di tích lịch sử văn hóa mang nhiều nét độc đáo, cổ kính được xếp hạng, trong đó có 5 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia, huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) đã trở thành điểm đến hấp dẫn của du lịch tâm linh. Không những vậy, Thanh Thủy còn nguồn khoáng nóng thiên nhiên quý hiếm đang là địa điểm nghỉ dưỡng lý tưởng cho du khách. Những năm qua, huyện đã tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế của huyện bên núi Tản, sông Đà, cách Thủ đô Hà Nội không xa để tập trung phát triển ngành “công nghiệp không khói”.
Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng khu du lịch sinh thái Brai - Tà Puồng, huyện Hướng Hóa vừa được UBND tỉnh Quảng Trị phê duyệt với quy mô 170 ha. Đây là cơ sở để tỉnh kêu gọi các doanh nghiệp đến đầu tư khai thác, phát huy thế mạnh của khu du lịch trong hệ thống liên kết du lịch phía Tây của tỉnh với các tỉnh khác trong khu vực.
Với sự đa dạng về loại hình như du lịch biển đảo, du lịch văn hoá - tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch trải nghiệm đồng quê, biên giới - hải đảo…, cùng nhiều hoạt động vui chơi, giải trí, sự kiện, Quảng Ninh được du khách ưu tiên lựa chọn khi đi tham quan, du lịch. Minh chứng là suốt nhiều năm qua, Quảng Ninh luôn là điểm đến yêu thích của du khách, là trọng điểm du lịch quốc gia, mang tầm quốc tế.