Vào mùa hè, du khách tấp nập đến Đà Nẵng tắm biển, nghỉ dưỡng, tham gia vào nhiều hoạt động vui chơi, giải trí sôi động, thi đấu thể thao… Tuy nhiên, điều này không được duy trì ở các mùa còn lại trong năm, đến mùa đông thì hoạt động du lịch gần như đóng băng. Do vậy, thành phố cần có giải pháp đa dạng hóa các loại hình du lịch, trong đó nên chú trọng phát triển loại hình du lịch văn hóa, bởi loại hình này ít lệ thuộc vào các yếu tố tự nhiên như thời tiết, khí hậu…
Mèo Vạc (Hà Giang) nằm trong vùng lõi Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn với nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng; cùng đó là bề dày văn hóa độc đáo của 17 dân tộc anh em chung sống. Những yếu tố này đã tạo ấn tượng tốt đẹp và đưa Mèo Vạc trở thành điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua đối với du khách khi đặt chân lên Cao nguyên đá.
Từ ngày 04 - 06/7, tại huyện miền núi Bắc Trà My (Quảng Nam) sẽ diễn ra các hoạt động kỷ niệm 20 năm tái lập huyện và lễ hội Quế Trà My. Mọi công tác chuẩn bị đã được địa phương gấp rút triển khai thực hiện sẵn sàng chào đón khách tham quan.
Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, bản sắc văn hóa truyền thống, những năm qua, xã Nà Phòn, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đã khai thác tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên và những nét văn hóa đậm bản sắc dân tộc để thu hút du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn...
Ðể thích ứng với sự thay đổi, tìm lối đi riêng, nhiều làng nghề trên địa bàn tỉnh Bình Định chuyển sang sản xuất sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Nhiều làng nghề từng bước đầu tư làm mới sản phẩm để tạo thêm kênh phát triển du lịch nông thôn.
Với lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, nhiều di tích lịch sử, văn hóa, giá trị văn hóa bản địa… những năm qua, Cao Bằng chủ động tạo ra những sản phẩm du lịch - dịch vụ (DLDV) đặc thù, từng bước xây dựng thương hiệu riêng có của vùng non nước Cao Bằng, mang đến cho du khách những trải nghiệm độc đáo và ấn tượng sâu sắc khi lựa chọn Cao Bằng làm điểm đến du lịch.
Cây dừa hiện diện và gắn liền với đời sống của cư dân Bến Tre từ bao đời nay. Cây dừa đồng hành với người dân trong xây dựng và phát triển quê hương trong thời đại mới; là nét văn hóa không thể tách rời với đất và người Bến Tre. “Văn hóa dừa” cứ thế được đưa vào du lịch (DL), trở thành giá trị bản địa, tạo nên thương hiệu và hình ảnh đặc trưng của DL Bến Tre.
Ngày 26/6, thông tin từ Sở VHTTDL tỉnh Cà Mau cho biết, UBND tỉnh vừa phê duyệt Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Vườn quốc gia (VQG) U Minh Hạ (ấp Vồ Dơi, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời) đến năm 2030.
Bên cạnh xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại gắn với nếp sống văn minh đô thị, thành phố Bắc Kạn (tỉnh Bắc Kạn) có chủ trương khai thác lợi thế vùng, “đánh thức” tiềm năng để đưa du lịch trở thành lĩnh vực kinh tế mũi nhọn.
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã và đang tạo sức bật mới trong phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững. Để khơi dậy tiềm năng, thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp, huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) đẩy mạnh thực hiện chương trình OCOP theo hướng mở rộng các chuỗi sản xuất, xây dựng thương hiệu, liên kết tiêu thụ và nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm.
Phát triển du lịch nông thôn được xác định là một trong những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025. Với phương châm đó, huyện Quản Bạ (Hà Giang) có nhiều giải pháp triển khai phát triển du lịch tại các địa phương trên địa bàn, một số mô hình đang phát huy hiệu quả, mang lại thu nhập khá cho người dân.
Đồng Nai được thiên nhiên ưu đãi nhiều tiềm năng cho phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, việc phát triển du lịch đến nay vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, các dự án mô hình khởi nghiệp trong lĩnh vực du lịch mới chỉ có những thành công ở bước đầu.
Nhờ được sự đầu tư và xây dựng mạnh mẽ, làng ven biển Nhơn Hải (Quy Nhơn, Bình Định) đang từng bước thay đổi diện mạo nông thôn mới. Bên cạnh việc khai thác, nuôi trồng thủy hải sản, nơi đây đang đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng.
Văn hóa chợ nổi Cái Răng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể vào năm 2016. Ðây cũng là điểm du lịch nổi tiếng trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, hiện nay chợ nổi Cái Răng đang cần có phương án bảo tồn và phát triển thích hợp.
Công ước Di sản thế giới đã khẳng định Di sản văn hóa và thiên nhiên là những tài sản vô giá và không thể thay thế được, không chỉ của một dân tộc, mà còn của nhân loại nói chung. Vì vậy, đối với một Di sản thế giới, nhiệm vụ quan trọng, cốt lõi nhất là bảo vệ, giữ gìn giá trị nổi bật toàn cầu. Việc phát huy giá trị Di sản phục vụ phát triển kinh tế - xã hội phải đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững theo Chính sách của UNESCO về “Di sản thế giới và Phát triển bền vững”, đó là việc phát triển không được làm mai một hay suy giảm các giá trị nổi bật toàn cầu của Khu di sản.