Bên cạnh nguồn vốn Nhà nước, nhờ huy động tốt nguồn kinh phí xã hội hóa, thời gian qua, nhiều di tích lịch sử văn hóa ở huyện Thuận Thành (tỉnh Bắc Ninh) được đầu tư tu bổ, tôn tạo trở thành điểm nhấn trong bức tranh phát triển du lịch trên địa bàn. Qua đó góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, gắn với phát triển du lịch.
Tỉnh Bắc Kạn có 34 dân tộc thiểu số sinh sống nhưng chiếm tỷ trọng lớn nhất là các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Mông, Sán Chay, Hoa. Sau 2 năm triển khai, Đề án “Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” trên địa bàn tỉnh đã góp phần tôn vinh, nâng cao lòng tự hào, ý thức bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống phổ biến trong đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số, đồng thời lan tỏa những giá trị tốt đẹp tới cộng đồng, xã hội.
Thanh Hóa - miền đất địa linh, nhân kiệt là nơi lưu giữ những truyền thống lịch sử và văn hóa, cách mạng lâu đời của dân tộc, với nhiều di sản quý như: Thành nhà Hồ, Khu Di tích Lam Kinh, đền Bà Triệu,…
Hà Giang được biết đến là địa phương có nhiều thắng cảnh hùng vĩ, nơi có công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn, các điểm đến hấp dẫn và nhiều loại hình du lịch độc đáo. Để đưa hình ảnh du lịch Hà Giang đến gần hơn với du khách trong nước và quốc tế, những năm gần đây ngành du lịch Hà Giang đã thúc đẩy mạnh mẽ việc chuyển đổi số, ứng dụng số hóa vào phát triển du lịch thông minh.
Vùng cao Bát Xát có khí hậu và phong cảnh khá tương đồng với Sa Pa - đây được xác định là yếu tố quan trọng để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.Trong định hướng phát triển, huyện Bát Xát (Lào Cai) đang tập trung xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch “Chinh phục đỉnh cao” để thỏa mãn niềm đam mê khám phá thiên nhiên của du khách. 
Trong khuôn khổ Hội thảo về phát triển du lịch Quảng Bình vừa được tổ chức tại thành phố Đồng Hới, Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội đã ký kết hợp tác với Sở Du lịch Quảng Bình trong việc xúc tiến các sản phẩm chuyên biệt nguyên toa, nguyên đoàn tàu phục vụ khách du lịch Thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía bắc đến với Quảng Bình.
Năm 2022, công tác phát triển du lịch cũng như các hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Lục Yên (tỉnh Yên Bái) đã thực sự có chuyển biến tích cực, đã bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực.
Theo chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch (DL) Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, tỉnh Hà Giang được đánh giá có nhiều tiềm năng, tài nguyên DL đặc thù. Những lợi thế về DL văn hóa, sinh thái với nhiều sản phẩm độc đáo đã tạo nên một Hà Giang đầy lôi cuốn đối với du khách thập phương.
Cùng với sự phục hồi, mở cửa của ngành du lịch cả nước, năm 2022, du lịch huyện đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị đã từng bước được khôi phục và sôi động trở lại, lượng khách ra tham quan đảo ngày càng tăng. Tính đến tháng 11/2022, có 8.053 lượt khách đến với đảo, đạt 100,7% kế hoạch năm, tăng 252,6% so với cùng kỳ năm 2021. Tổng doanh thu từ hoạt động du lịch trên địa bàn ước đạt hơn 12 tỉ đồng.
Năm 2022, công tác phát triển du lịch cũng như các hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Lục Yên (tỉnh Yên Bái) đã thực sự có chuyển biến tích cực, đã bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực.
Tỉnh Quảng Trị là nơi chứa đựng nhiều giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể phong phú, đa dạng cũng như hệ thống di tích lịch sử chiến tranh cách mạng đồ sộ. Các di sản này đã hiện hữu với nhiều cấp độ, chứa đựng nhiều giá trị, nếu biết bảo tồn và phát huy hiệu quả thì sẽ mang lại lợi ích to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Du lịch MICE (Meeting Incentive Conference Event) - du lịch kết hợp sự kiện, hội nghị, hội thảo, khen thưởng là loại hình mang lại nguồn doanh thu lớn, thuận lợi để tạo sức lan tỏa về điểm đến không chỉ đối với Đắk Lắk mà còn là xu hướng toàn cầu. Đặc biệt, sau một thời gian “tê liệt” do đại dịch, MICE hiện đang có bước hồi phục mạnh mẽ.
Đến với Điện Biên, du khách không chỉ tìm hiểu về lịch sử địa phương thông qua các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh... mà còn có nhu cầu trải nghiệm, tham quan, tìm hiểu về di sản văn hóa của 19 dân tộc đang cư trú và sinh sống tại tỉnh. Chính vì vậy, trong những năm qua, vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển lĩnh vực du lịch nói riêng đã và đang được các cấp, ngành chú trọng triển khai.
Để thúc đẩy du lịch phát triển, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xác định, ngoài những giải pháp kích cầu, quảng bá, xây dựng sản phẩm... thì cần tăng cường liên kết, hợp tác giữa các địa phương, vùng miền.
(TITC) - Mới đây, chuyên trang du lịch nổi tiếng The Travel của Canada đã đề xuất Việt Nam là một trong 10 điểm đến hấp dẫn có tuyết rơi ở châu Á.