Ngành du lịch các tỉnh Vĩnh Long, Cà Mau xác định tăng cường quảng bá, liên kết với các ngành, các địa phương trong khu vực để thúc đẩy phát triển du lịch; đồng thời phải chủ động, đa dạng các sản phẩm du lịch để đáp ứng nhu cầu của du khách…
Một trong những vấn đề mà du lịch Hậu Giang đang cần chính là đầu tư cơ sở hạ tầng. Vậy tỉnh có định hướng gì cho vấn đề này?
Ngày 08/02, UBND tỉnh Đồng Tháp ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0 để phát triển du lịch thông minh, thúc đẩy du lịch Đồng Tháp trở thành ngành kinh tế quan trọng giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Tây Ninh định hướng đến năm 2030, du lịch sẽ phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp hơn 10% GRDP. Tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch tăng bình quân hằng năm từ 25%/năm trở lên. Chi tiêu bình quân khách du lịch đến Tây Ninh đạt hơn 1,3 triệu đồng/người/ngày.
Không phải đến khi ngành Du lịch bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, “du lịch thông minh” mới trở nên phổ biến, mà ngay trước đó, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0, khái niệm này đã dần trở nên quen thuộc.
Là lực lượng tiên phong, xung kích trên mọi lĩnh vực, thời gian qua, tuổi trẻ Cao Bằng có nhiều hoạt động sôi nổi, đa dạng, thể hiện sự năng động, sáng tạo của thanh niên, góp phần phát triển, quảng bá du lịch địa phương. Qua đó, những hình ảnh đẹp về vùng đất, văn hóa, con người miền non nước Cao Bằng ngày càng trở nên gần gũi với du khách thập phương.
Nhắc đến Kon Tum là nhắc đến cồng chiêng, múa xoang, hát kể sử thi và các nghề thủ công truyền thống của đồng bào DTTS… Những yếu tố đó tạo nên giá trị riêng biệt của Kon Tum, là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch của địa phương.
Với tiềm năng thế mạnh phát triển du lịch, lượng du khách đến Vân Hồ (tỉnh Sơn La) ngày càng tăng, nhất là tại các điểm, như: Thác Nàng Tiên, xã Chiềng Khoa; suối khoáng nước nóng ở hai bản Nà Bai, Phụ Mẫu, xã Chiềng Yên... Tuy nhiên, hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn chưa đáp ứng được nhu cầu của khách về dịch vụ ăn uống, cơ sở lưu trú. 
Nghĩa Lộ (Yên Bái) có trên 77% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), trong đó dân tộc Thái chiếm hơn 52%. Hiểu rõ giá trị của văn hóa trong việc phát triển du lịch nên trong những năm qua, thị xã Nghĩa Lộ đã đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá đặc trưng của các dân tộc trên địa bàn, đặc biệt là trong giai đoạn thị xã thực hiện Đề án xây dựng thị xã văn hóa - du lịch.
Nước ta có nhiều làng hoa, phố hoa từ bắc vào nam. Song nếu đến thăm những vườn hoa “muôn hồng ngàn tía” ở thành phố Sa Đéc (Đồng Tháp), bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của hoa được trồng trên giàn tre thay vì trên mặt đất. Vựa cây kiểng (cảnh) nổi tiếng miền Tây Nam Bộ rực rỡ nhất vào những ngày cận Tết Nguyên đán.
Tại các tỉnh Đắk Lắk, Kon Tum, hiện nay nhiều buôn làng đang phát triển các mô hình du lịch cộng đồng và bước đầu có những tín hiệu tích cực. Du lịch cộng đồng được đánh giá là hoạt động không chỉ thu hút khách du lịch mà còn góp phần bảo tồn, tôn vinh nét văn hóa truyền thống bản địa Tây Nguyên.
Theo Kế hoạch số 33/KH-UBND vừa được UBND TP. Hà Nội ban hành, Thành phố tiếp tục đẩy mạnh hoạt động truyền thông, quảng bá, xúc tiến du lịch trên kênh CNN, các kênh truyền thông quốc tế, trang website và trên các nền tảng mạng xã hội (như Youtube, Facebook…).
(TITC) - Trong 5 ngày Tết nguyên đán năm nay, khu di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám đón một lượng rất lớn khoảng 250 nghìn lượt khách tham quan. Nhờ có hệ thống vé điện tử đã giúp tối ưu hóa quy trình bán, soát vé vào cổng, tạo thuận tiện cho du khách cũng như ban quản lý khu di tích, đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong những ngày đầu xuân.
Quản Bạ (Hà Giang) là huyện cửa ngõ của Cao nguyên đá Đồng Văn, là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc, tạo nên một bức tranh đa bản sắc về văn hóa truyền thống. Các nét văn hóa được phản ánh chân thực thông qua chính đời sống sinh hoạt thường ngày. Trong đó, có nhiều nghề truyền thống của đồng bào bản địa hiện vẫn còn được bảo tồn, giữ gìn và phát huy.
Liên kết tour tuyến, quảng bá xúc tiến du lịch… là đích đến của chương trình hợp tác liên kết phát triển du lịch các tỉnh vùng Tây Bắc. Mới đây, Sở VHTTDL phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh Hòa Bình đón Hiệp hội Du lịch và đoàn doanh nghiệp kinh doanh hoạt động du lịch, đơn vị lữ hành các tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và TP Hà Nội đến khảo sát, trải nghiệm các sản phẩm du lịch.