Phát triển du lịch, bên cạnh các yếu tố về danh lam thắng cảnh, nét văn hóa đặc trưng, để níu chân du khách cần thêm yếu tố ẩm thực. Bởi thực tế, rất nhiều người đi du lịch không chỉ để ngắm cảnh, tham quan mà xem đó là hành trình khám phá ẩm thực, nhất là ẩm thực vùng miền.
UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình Bảo tồn và phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021 - 2030.
Du lịch Kiên Giang đang phục hồi nhanh sau đại dịch COVID-19. 9 tháng năm 2022, lượng khách tham quan, nghỉ dưỡng tại Kiên Giang vượt kế hoạch năm 9,2%. Nhằm tiếp tục thúc đẩy du lịch phát triển, ngành du lịch tỉnh đẩy mạnh thực hiện các giải pháp đồng bộ những tháng cuối năm.
Theo các chuyên gia, bên cạnh du lịch nghỉ dưỡng, Khánh Hòa cần phát triển mạnh du lịch văn hóa để da dạng hóa sản phẩm, hướng đến sự phát triển du lịch bền vững. Thế nhưng, đến nay, việc phát huy giá trị văn hóa để phát triển du lịch vẫn còn nhiều hạn chế.
Cùng với các hoạt động xúc tiến thương mại và quảng bá giới thiệu sản phẩm, nhiều làng nghề và nghề truyền thống trên địa bàn TP. Huế (Thừa Thiên Huế) đã phát triển thêm dịch vụ tham quan du lịch và thao diễn nghề nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và thu hút khách.
Trên cơ sở lợi thế, tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hóa, Mù Cang Chải  (Yên Bái) đang tích cực nâng cấp hạ tầng, thu hút đầu tư, đồng thời xây dựng thêm các sản phẩm mới để phục vụ mục tiêu phát triển thành huyện du lịch “Bản sắc, an toàn, thân thiện”.
Phát triển các trang trại nông nghiệp sinh thái gắn với hoạt động du lịch là một xu thế tất yếu để đáp ứng nhu cầu vui chơi, nghỉ dưỡng ngày một cao của người dân Thủ đô. Tuy nhiên, hầu hết các trang trại nông nghiệp sinh thái đều đang phát triển du lịch một cách tự phát, gặp khó khăn về nhân lực và chất lượng dịch vụ chưa cao.
Trong dòng chảy của chuyển đổi số, ngành Du lịch Quảng Ninh nhanh chóng bắt nhịp xu hướng, triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số trong các hoạt động du lịch, xúc tiến, quảng bá nhằm đem lại trải nghiệm mới, tạo môi trường minh bạch và an toàn cho du khách. 
Sau đại dịch Covid-19, dịch vụ, du lịch của Vĩnh Phúc có nhiều khởi sắc, nhất là khi Chính phủ cho phép mở cửa du lịch từ ngày 15/3/2022 trong điều kiện bình thường mới.
(TITC) - Ứng dụng Du lịch Việt Nam - Vietnam Travel là ứng dụng chính thức của Tổng cục Du lịch, là công cụ hỗ trợ mạnh mẽ cho du khách từ tìm kiếm thông tin, đặt dịch vụ (vé máy bay, phòng khách sạn, vé tham quan…), thanh toán điện tử, tối ưu trải nghiệm du lịch đến hỗ trợ du khách đánh giá/phản hồi chất lượng dịch vụ để được bảo vệ quyền lợi.
Đứng tại điểm Cột cờ Mai Châu trên đèo Thung Khe nhìn xuống, du khách thấy được trọn vẹn thung lũng Mai Châu trước khi bước vào hành trình khám phá khu du lịch (KDL) huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình - điểm đến không thể bỏ qua cho những ai yêu thích ngắm cảnh, nghỉ ngơi và tìm hiểu văn hoá.
Hang Muối (thị trấn Mãn Đức - Tân Lạc - Hòa Bình) còn có tên là hang Màn và là di tích khảo cổ thuộc nền Văn hoá Hoà Bình (VHHB) có niên đại từ 10.000 - 7.000 năm cách ngày nay.
Dừng chân ở vùng đất Tân Tiến trong hành trình khám phá vẻ đẹp Bảo Yên (Yên Bái), du khách sẽ được chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang như sóng lượn nơi triền núi.
Chuyển đổi số (CĐS) trở thành từ khóa trong nhiều lĩnh vực và Bảo tàng tỉnh Yên Bái cũng không nằm ngoài xu thế đó. Những năm qua, Bảo tàng tỉnh Yên Bái đã nỗ lực ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động nhất lưu trữ, bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa, đáp ứng nhu cầu của nhân dân và du khách.
Là tỉnh đông dân nhất Tây Nam Bộ, cách TP Hồ Chí Minh hơn 200km về phía nam, An Giang có truyền thống văn hóa đặc trưng của một thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long với chợ nổi, lễ hội đua ghe, những ngôi chùa Khmer rực rỡ và mùa hoa súng nở rợp mặt sông.