Theo chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch (DL) Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, tỉnh Hà Giang được đánh giá có nhiều tiềm năng, tài nguyên DL đặc thù. Những lợi thế về DL văn hóa, sinh thái với nhiều sản phẩm độc đáo đã tạo nên một Hà Giang đầy lôi cuốn đối với du khách thập phương.
Cùng với sự phục hồi, mở cửa của ngành du lịch cả nước, năm 2022, du lịch huyện đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị đã từng bước được khôi phục và sôi động trở lại, lượng khách ra tham quan đảo ngày càng tăng. Tính đến tháng 11/2022, có 8.053 lượt khách đến với đảo, đạt 100,7% kế hoạch năm, tăng 252,6% so với cùng kỳ năm 2021. Tổng doanh thu từ hoạt động du lịch trên địa bàn ước đạt hơn 12 tỉ đồng.
Năm 2022, công tác phát triển du lịch cũng như các hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Lục Yên (tỉnh Yên Bái) đã thực sự có chuyển biến tích cực, đã bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực.
Tỉnh Quảng Trị là nơi chứa đựng nhiều giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể phong phú, đa dạng cũng như hệ thống di tích lịch sử chiến tranh cách mạng đồ sộ. Các di sản này đã hiện hữu với nhiều cấp độ, chứa đựng nhiều giá trị, nếu biết bảo tồn và phát huy hiệu quả thì sẽ mang lại lợi ích to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Du lịch MICE (Meeting Incentive Conference Event) - du lịch kết hợp sự kiện, hội nghị, hội thảo, khen thưởng là loại hình mang lại nguồn doanh thu lớn, thuận lợi để tạo sức lan tỏa về điểm đến không chỉ đối với Đắk Lắk mà còn là xu hướng toàn cầu. Đặc biệt, sau một thời gian “tê liệt” do đại dịch, MICE hiện đang có bước hồi phục mạnh mẽ.
Đến với Điện Biên, du khách không chỉ tìm hiểu về lịch sử địa phương thông qua các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh... mà còn có nhu cầu trải nghiệm, tham quan, tìm hiểu về di sản văn hóa của 19 dân tộc đang cư trú và sinh sống tại tỉnh. Chính vì vậy, trong những năm qua, vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển lĩnh vực du lịch nói riêng đã và đang được các cấp, ngành chú trọng triển khai.
Để thúc đẩy du lịch phát triển, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xác định, ngoài những giải pháp kích cầu, quảng bá, xây dựng sản phẩm... thì cần tăng cường liên kết, hợp tác giữa các địa phương, vùng miền.
(TITC) - Mới đây, chuyên trang du lịch nổi tiếng The Travel của Canada đã đề xuất Việt Nam là một trong 10 điểm đến hấp dẫn có tuyết rơi ở châu Á.
Cuối Thu, khi những cơn gió heo may mang theo hơi lạnh ùa về cũng là lúc những cánh đồng hoa Tam giác mạch trên Cao nguyên đá Đồng Văn bung nở, khoe sắc, tạo nên khung cảnh thơ mộng giữa mênh mông đá núi. Đã qua 7 mùa tổ chức, Lễ hội hoa Tam giác mạch đang dần trở thành sản phẩm du lịch độc đáo, riêng có của Hà Giang, thu hút du khách đến tham quan, khám phá vùng đất biên cương địa đầu Tổ quốc.
Huyện Mê Linh (Hà Nội) - vùng đất cổ “địa linh, nhân kiệt”, nơi sinh ra hai nữ Anh hùng dân tộc Trưng Trắc và Trưng Nhị, cũng là nơi Hai Bà xưng Vương, lập đô sau khi đánh tan giặc ngoại xâm những năm đầu Công nguyên (40-43). Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, nhiều di sản vẫn hiện hữu trong dòng chảy văn hóa của vùng đất lịch sử này và trở thành điểm du lịch văn hóa, du lịch tâm linh thu hút đông đảo du khách thập phương...  
Những năm gần đây, ngành du lịch (DL) của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có nhiều chuyển biến tích cực cả về chất lượng sản phẩm cũng như hình ảnh quảng bá trong mắt du khách. Tuy nhiên, ngành công nghiệp không khói cũng đang đối mặt với nhiều thách thức, nhất là thiếu nguồn nhân lực có tay nghề cùng sản phẩm vui chơi giải trí đa dạng.
Là vùng đất mang trong mình hai Di sản thế giới gồm di sản văn hóa Khu phố cổ Hội An (Quảng Nam) và di sản thiên nhiên Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm, cùng với hành trình lịch sử, bối cảnh kinh tế - xã hội xưa và nay đã giúp vùng đất này hội tụ nhiều tiềm năng, tài nguyên và cơ hội tham gia Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO (UCCN) trên lĩnh vực Thủ công và Nghệ thuật dân gian.
Tết cổ truyền có rất nhiều tiềm năng trở thành sản phẩm du lịch đặc biệt dành cho đông đảo du khách trong và ngoài nước. Để hướng tới xây dựng và phát huy mô hình này, thời điểm hiện tại và thậm chí từ sớm hơn, rất cần khảo sát, nghiên cứu xây dựng các tour, tuyến với thời lượng, chương trình phù hợp. Từ đó có thể tạo ra nhiều “gói” du lịch Tết đa dạng, sinh động ở các vùng miền, địa phương khác nhau. Việc này sẽ góp phần quảng bá, lan tỏa văn hóa, tăng thêm nguồn lợi từ du lịch, từ các hoạt động lễ hội cổ truyền.
Du lịch là một trong những lĩnh vực quan trọng đóng góp vào sự phát triển chung của quận Sơn Trà nói riêng, Đà Nẵng nói chung bởi đây là địa bàn ven biển, tập trung nhiều cơ sở lưu trú của thành phố. Từ khi mở cửa đón khách trở lại đến nay, UBND quận Sơn Trà luôn nỗ lực xây dựng, tạo sản phẩm mới để thu hút khách đến, góp phần thúc đẩy phục hồi các hoạt động du lịch trên địa bàn.
Đó là một trong những mục tiêu phấn đấu thực hiện tại Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình Phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh vừa được UBND tỉnh Phú Yên ban hành.