Đón được nhiều đoàn khách với số lượng lớn, bao gồm khách quốc tế và khách nội địa đến thăm quan, nghỉ dưỡng. Các sản phẩm du lịch tiếp tục được nâng cao chất lượng và xây dựng thêm sản phẩm mới. Một số huyện trọng tâm về du lịch tâm linh (Đà Bắc, Lạc Thủy, Cao Phong, Tân Lạc) đã khôi phục, duy trì tốt hoạt động tại các khu, điểm di tích, thờ tự… Đó là những tín hiệu vui từ hoạt động du lịch của tỉnh Hòa Bình trong những tháng đầu năm.
Trong các hình thức sinh hoạt cộng đồng, lễ hội vùng, làng là nét văn hóa rất đặc trưng. Lễ hội bao giờ cũng hướng đến một nhân vật được suy tôn là nhân thần hay thiên thần. Đó là hình ảnh hội tụ đầy đủ những phẩm chất cao đẹp nhất của con người, giúp con người nhớ về cội nguồn, hướng thiện và tạo dựng một cuộc sống yên vui, tốt lành. Theo số liệu của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL), Hà Nam có 209 lễ hội. Hầu hết các lễ hội đều được tổ chức vào đầu xuân và vẫn giữ được các yếu tố của lễ hội truyền thống.
Tết rừng Nà Hẩu (Văn Yên - Yên Bái) năm nay được tổ chức gắn với Ngày hội văn hóa dân tộc Mông. Trong 2 ngày 18, 19/02, nhiều du khách đã tìm đến với Nà Hẩu để không chỉ cùng tìm hiểu về nét độc đáo trong Tết rừng Nà Hẩu mà còn được trải nghiệm nhiều mô hình, hoạt động đậm bản sắc dân tộc của người Mông nơi dây.
Với mục tiêu đón 5 triệu lượt khách du lịch, từ đầu năm 2023, ngành du lịch Bình Định đã triển khai nhiều hoạt động quảng bá, xúc tiến, đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp (DN) kinh doanh du lịch tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng phục vụ, xây dựng hình ảnh an toàn, thân thiện đối với du khách.
Năm 2023, Sóc Trăng phấn đấu đón 2,3 triệu lượt khách, trong đó khoảng 64 ngàn lượt khách quốc tế, khách lưu trú 400 ngàn lượt. Tổng doanh thu từ khách du lịch khoảng 1.008 tỷ đồng...
Trong tháng đầu tiên của năm 2023, Kon Tum đón khoảng 350.000 lượt khách du lịch, cho thấy bước khởi đầu thuận lợi và đầy ấn tượng của ngành du lịch Kon Tum. Trong bối cảnh ngành du lịch cả nước đang tái khởi động mạnh mẽ, bức tranh du lịch tỉnh Kon Tum tiếp tục hứa hẹn sự bứt phá mạnh trong thời gian tới.
Vĩnh Phúc không chỉ hấp dẫn du khách bởi những danh lam thắng cảnh hùng vĩ mà nơi đây đang dần phát triển dịch vụ du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng với hành trình tham quan và tìm hiểu nền văn hóa đặc sắc của các làng quê. Phong tục tập quán được phản ảnh qua các lễ hội truyền thống trong năm cũng là điểm nổi bật tạo nên ấn tượng đẹp đối với du khách khi ghé thăm mảnh đất tươi đẹp này.
Năm 2022 đã đánh dấu sự phục hồi và phát triển du lịch của thành phố Yên Bái (tỉnh Yên Bái): đón và phục vụ 162.700/100.000 lượt khách, bằng 162,7% kế hoạch giao, doanh thu đạt 122,53/77 tỷ đồng, bằng 159,13% kế hoạch giao. Kết quả đó cho thấy sự nỗ lực, năng động, sáng tạo của thành phố Yên Bái trong tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ.
Ngành du lịch các tỉnh Vĩnh Long, Cà Mau xác định tăng cường quảng bá, liên kết với các ngành, các địa phương trong khu vực để thúc đẩy phát triển du lịch; đồng thời phải chủ động, đa dạng các sản phẩm du lịch để đáp ứng nhu cầu của du khách…
Một trong những vấn đề mà du lịch Hậu Giang đang cần chính là đầu tư cơ sở hạ tầng. Vậy tỉnh có định hướng gì cho vấn đề này?
Ngày 08/02, UBND tỉnh Đồng Tháp ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0 để phát triển du lịch thông minh, thúc đẩy du lịch Đồng Tháp trở thành ngành kinh tế quan trọng giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Tây Ninh định hướng đến năm 2030, du lịch sẽ phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp hơn 10% GRDP. Tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch tăng bình quân hằng năm từ 25%/năm trở lên. Chi tiêu bình quân khách du lịch đến Tây Ninh đạt hơn 1,3 triệu đồng/người/ngày.
Không phải đến khi ngành Du lịch bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, “du lịch thông minh” mới trở nên phổ biến, mà ngay trước đó, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0, khái niệm này đã dần trở nên quen thuộc.
Là lực lượng tiên phong, xung kích trên mọi lĩnh vực, thời gian qua, tuổi trẻ Cao Bằng có nhiều hoạt động sôi nổi, đa dạng, thể hiện sự năng động, sáng tạo của thanh niên, góp phần phát triển, quảng bá du lịch địa phương. Qua đó, những hình ảnh đẹp về vùng đất, văn hóa, con người miền non nước Cao Bằng ngày càng trở nên gần gũi với du khách thập phương.
Nhắc đến Kon Tum là nhắc đến cồng chiêng, múa xoang, hát kể sử thi và các nghề thủ công truyền thống của đồng bào DTTS… Những yếu tố đó tạo nên giá trị riêng biệt của Kon Tum, là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch của địa phương.